Chữ Thiên trong tiếng Hán là chữ tượng hình và mỗi nét chữ viết đều ẩn giấu những ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của con người Trung Quốc xưa. Chữ Thiên chữ Hán phồn thể, cách viết và ý nghĩa quan trọng của các chữ cái tiếng Trung là gì? Hãy cùng Tiếng Trung Phượng Hoàng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

CHỮ THIÊN TRONG TIẾNG HÁN LÀ GÌ?
Chữ Thiên có nghĩa là gì?
Chữ Thiên tiếng Hán là: 天 (tiān) vừa là danh từ, vừa là tính từ, phó từ có nghĩa là: trời, bầu trời, tự nhiên, ngày, hình phạt săm chữ vào trán.
Tính từ
Hình phạt của ông trời: 天罰 /Tenbatsu/.
“Thiên tài”: 天才 /Tiāncái/ (tài có tự nhiên), “Thiên tính”: 天性 /tiānxìng/ (tính tự nhiên).
“Thiên văn số tự” hay “Thiên văn học”: 天文數字 Tiānwén shùzì/ (Con số cực kì lớn).
Phó từ 天: Rất, vô cùng.
“Thiên đại đích hảo tiêu tức”: 天大的好消息 /Tiān dà de hǎo xiāoxī/ (tin tức vô cùng tốt đẹp).
Danh từ
Bích hải thanh thiên: 碧海青天 /Bìhǎi qīngtiān/ (Biển biếc trời xanh).
Kim thiên: 今天 /Jīntiān/ (Hôm nay) hay Minh thiên: 明天 /Míngtiān/ (Ngày mai).
Thiên nhiên: 天然 /Tiānrán/ (Tự nhiên trong trời đất) hay Thiên sinh: 天生 /Tiānshēng/ (tự nhiên sinh ra).
Nhiệt nhiên: 熱天 /Rè tiān/ (Trời nóng) hay Xuân thiên: 春天 /Chūntiān/ (Mùa xuân).
天: Ông trời, chúa tể cả muôn vật, chúa trời, bậc tối thượng trên trời.
Sanh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên: 生死有命, 富貴在天 /Shēngsǐ yǒu mìng, fùguì zài tiān/ (Sống chết có số, giàu sang là do trời).
Nhân định thắng Thiên: 人定胜天 /Réndìngshèngtiā/ (Người nhất định hơn ông trời).
天: Là phạt khắc chữ chàm vào trán gọi là “thiên”.
天: Nơi thần linh ở, thiên đàng.
Thiên đường: 天當 /Tiān dāng/, Thăng thiên: 升天 /Shēngtiān/ (Lên trời), Quy thiên: 歸天 /Guītiān/ (Về trời).
Ý nghĩa chữ Thiên tiếng Trung
Thiên (Hán tự: 天), nghĩa là “Trời” là một trong những từ Trung Quốc cổ xưa nhất và là khái niệm trong thần thoại, triết học, tôn giáo Trung Hoa.
Vào thời nhà Thương (Thế kỷ 17 – 11 TCN), người Hoa gọi vị thần tối cao của mình là “Thượng đế” (上帝 – Shàngdì) hay Đế (帝 – dì).
Thời nhà Chu, khái niệm Thiên 天 (tiān) – “Trời” được dùng như từ đồng nghĩa với từ “Thượng đế” (上帝).
Trước thế kỷ 20, việc thờ cúng Trời từng là Quốc giáo của người Trung Quốc.
Theo Đạo giáo và Nho giáo, “Thiên đường” (天當) đi cùng với khái niệm Địa (地 “đất”). Hai mặt này của Vũ trụ học đại diện cho “Thuyết nhị nguyên” của Đạo giáo. Chúng được xem là hai trong “Tam giới” (三界) của thực thể, giới ở giữa là Nhân 人 /Rén/ (người).
Vậy ý nghĩa của từ Thiên tiếng Hoa thường chỉ nơi trên cao như: Thiên đường, thiên cung, Thiên thần, Thiên Sứ, Thiên binh … tùy theo quan niệm văn hóa của những Tôn giáo khác nhau.
TỰ HÌNH VÀ DỊ THỂ CỦA THIÊN TỪ HÁN – VIỆT
Dị thể từ Thiên tiếng Trung
Chữ Thiên từ Hán Việt có hơn 10 cách viết khác, bạn có thể tìm hiểu quả hình bên dưới.

Tự hình chữ Thiên tiếng Hán
Hình thái đầu tiên của chữ Thiên (天) là “Giáp cốt văn” (甲骨文), tiếp đến là Kim văn (金文), Triện Văn (篆書, Lệ thư (隸書), cuối cùng là Khải thư (楷書).

MỘT SỐ TỪ GHÉP VỚI CHỮ THIÊN TRONG TIẾNG HÁN
STT Phiên âm Tiếng Trung Nghĩa Tiếng Việt 1 Jiǔtiān 九天 cửu thiên 2 Tiānzǐ 天子 Thiên tử 3 lùtiān 露天 lộ thiên 4 tiāndì 天地 thiên địa 5 tiānfù 天赋 thiên phú 6 tiān jī 天機 thiên cơ 7 mǎn tiān 滿天 mãn thiên 8 tiān shā 天殺 thiên sát 9 tiāndào 天道 thiên đạo 10 zào tiān lìdì 造天立地 tạo thiên lập địa 11 tiānwén 天文 thiên văn 12 tiānzǐ 天子 thiên tử 13 tiānqì 天气 thiên khí 14 tiān ēn 天恩 thiên ân 15 tiānhé 天河 thiên hà 16 Tiānliáng 天良 thiên lương 17 guósè tiānxiāng 國色天香 18 nì tiān 逆天 nghịch thiên 19 tiān shí 天時 thiên thời 20 tiānxià 天下 thiên hạ 21 Tiānmìng 天命 22 bái rì shēngtiān 白日升天 23 yí tiān yì rì 移天易日 24 jiǔtiān xuán nǚ 九天玄女 25 jīngtiāndòngdì 驚天動地
Tải file Chữ Thiên trong tiếng Hán
Chữ Thiên trong tiếng Hán tại đây!
Bài viết vừa chia sẻ đến các bạn ý nghĩa và từ ghép chữ Thiên tiếng Hán. Hi vọng qua bài viết các bạn đã hiểu được từ Thiên nghĩa là gì và những cụm từ liên quan giúp bạn học các từ vựng tiếng Trung hiệu quả hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữ Tài tiếng Trung là gì?
- Chữ Đức trong tiếng Hán là gì?
- Chữ Đại trong tiếng Trung là gì?
- Chữ Lộc tiếng Trung
- Chữ Thọ trong tiếng Hán
- Chữ Nhẫn tiếng Trung là gì?
- Chữ Hỷ Tiếng Trung
- Chữ Phúc Tiếng Trung
- Chữ Tâm tiếng Hán là gì?