Lý thuyết Tin học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức 2022): Xâu kí tự

Mời các em cùng theo dõi bài học hôm nay với tiêu đề Lý thuyết Tin học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức 2022): Xâu kí tự

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 24: Xâu kí tự sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 24: Xâu kí tự

Bạn đang xem: Lý thuyết Tin học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức 2022): Xâu kí tự

A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự

1. Xâu là một dãy các kí tự

– Xâu kí tự trong Python là dãy các kí tự Unicode.

– Xâu có thể được coi là danh sách các kí tự nhưng không thay đổi từng kí tự của xâu.

– Truy cập từng kí tự của xâu qua chỉ số, chỉ số từ 0 đến độ dài len() -1

– Ví dụ 1: Xâu kí tự và cách truy cập đến từng kí tự của xâu

Lý thuyết Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự - Kết nối tri thức (ảnh 1)

– Ví dụ 2:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự - Kết nối tri thức (ảnh 1)

– Python không cho phép thay đổi từng kí tự của một xâu (khác với danh sách).

– Python không có kiểu dữ kiệu kí tự.

– Xâu rỗng được định nghĩa: empty = ” “

2. Lệnh duyệt kí tự của xâu

– Có thể duyệt các kí tự của xâu bằng lệnh for tương tự như với danh sách. S1 in S2 trả lại giá trị True nếu S1 là xâu con của S2. Có 2 cách duyệt:

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính diện tích xunh quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật

+ Cách thứ nhất, biến i lần lượt chạy theo chỉ số của xâu kí tự, từ 0 đến len(s) – 1. Kí tự tại chỉ số là s[i].

+ Cách thứ hai duyệt theo từng kí tự của xâu s. Biến ch sẽ được gán lần lượt các kí tự của xâu s từ đầu đến cuối.

– Chú ý: Từ khóa in, tùy trường hợp cụ thể, hoặc là toán tử lôgic dùng để kiểm tra giá trị có mặt hay không trong một vùng giá trị/danh sách/xâu, hoặc để chọn lần lượt từng phần tử trong một vùng giá trị/danh sách/xâu.

Thực hành: Các lệnh cơ bản làm việc với xâu kí tự

Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập số tự nhiên n là số học sinh, sau đó nhập học và tên học sinh. Lưu họ và tên học sinh vào một danh sách. In danh sách ra màn hình, mỗi họ tên trên một dòng.

Hướng dẫn

Chương trình có thể như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhiệm vụ 2: Nhập một xâu kí tự S từ bàn phím rồi kiểm tra xem xâu S có chứa xâu con “10” không.

Hướng dẫn

– Cách 1: Nếu xâu S chứa xâu con “10” thì sẽ có chỉ số k mà S[k] = “1” và S[k+1]=“0”

Lý thuyết Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự - Kết nối tri thức (ảnh 1)

– Cách 2: Dùng toán tử in để kiểm tra xâu “10” có là xâu con của S.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự - Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự

Câu 1. Biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai?

S1 = “12345”

Tham Khảo Thêm: 

S2 = “3e4r45”

S3 = “45”

S3 in S1

S3 in S2

A. True, False.

B. True, True.

C. False, False.

D. False, True.

Câu 2. Kết quả của chương trình sau nếu s = “python1221” là gì?

s = input(“Nhập xâu kí tự bất kì:”)

kq = False

for i in range(len(s)-1):

if s[i] == “2” and s[i+1] == “1”:

kq = True

break

print(kq)

A. True.

B. False.

C. Chương trình bị lỗi.

D. Vòng lặp vô hạn.

Câu 3. Chương trình sau cho kết quả là bao nhiêu?

name = “Codelearn”

print(name[0])

A. “C”.

B. “o”.

C. “c”.

D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 4. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “0123145”

>>> s[0] = ‘8’

>>> print(s[0])

A. ‘8’.

B. ‘0’.

C. ‘1’.

D. Chương trình bị lỗi.

Câu 5. Trong Python, xâu nào chương trình sẽ báo lỗi.

A. ‘This is a string in Python’

message = “This is also a string”.

B. ‘”Beautiful is better than ugly.”. Said Tim Peters’

C. Không có xâu bị lỗi.

D. ‘It’s also a valid string’

Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “abcdefg”

>>> print(s[2])

A. ‘c’.

B. ‘b’.

C. ‘a’.

D. ‘d’

Câu 12. Chương trình trên giải quyết bài toán gì?

s = “”

for i in range(10):

s = s + str(i)

print(s)

A. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 10.

B. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 9.

C. In một chuỗi kí tự từ 1 tới 10.

D. In một chuỗi kí tự từ 1 đến 9.

Câu 13. Cho s = “123456abcdefg”, s1 = “124”, s2 = “235”, s3 = “ab”, s4 = “56” + s3

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn chèn file pdf vào trong excel 2010, 2013, 2016 đơn giản

Có bao nhiêu biểu thức lôgic sau đúng?

1) s1 in s.

2) s2 in s.

3) s3 in s.

4) s4 in s.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14. Chương trình sau giải quyết bài toán gì?

n = input(“Nhập n”)

s = “”

for i in range(n):

if i % 2 == 0:

s. append(i)

print(s)

A. In ra một chuỗi các số từ 0 tới n.

B. Chương trình bị lỗi.

C. In ra một chuỗi các số lẻ từ 0 đến n.

D. In ra một chuỗi các số chẵn từ 0 đến n – 1.

Câu 15. Chuỗi sau được in ra mấy lần?

s = “abcdefghi”

for i in range(10):

if i % 4 == 0:

print(s)

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài học Lý thuyết Tin học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức 2022): Xâu kí tự . Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

By admin