Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu nền kinh tế (Phần 2)

  • (Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

    Xem chi tiết

  • (Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

    Xem chi tiết

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Câu 1: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp rất cao.

B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng.

C. Tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là

A. nguồn lực.

B. nguồn nhân lực.

C. các điều kiện phát triển.

D. các nhân tố ảnh hưởng.

Câu 3: Đặc diểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?

A. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.

B. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.

C. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.

D. Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 4: Đặc diểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?

A. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao mặc dù tỉ trọng công nghiệp đã tăng.

B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.

C. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm.

Câu 5: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao.

B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn tương đối lớn.

C. Tỉ trọng các ngành tương đương nhau.

READ  Tổng hợp những đơn vị tính tiếng Anh thông dụng hiện nay

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cao nhất.

Câu 6: Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực xã hội.

C. Nguồn lực từ bên trong.

D. Nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 7: Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.

Câu 8. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất?

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Các đặc khu, vùng kinh tế.

Câu 9: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

Câu 10: Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là

A. Nguồn gốc hình thành.

B. Tính chất tác động của nguồn lực.

C. Phạm vi lãnh thổ.

D. Chính sách và xu thế phát triển.

Câu 11. Cơ cấu nền kinh tế không bao gồm các bộ phận nào dưới đây?

A. Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ.

B. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Cơ cấu quốc gia, vùng.

D. Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế.

Câu 12: Sự phân chia thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là dựa vào:

A. Nguồn gốc.

B. Tính chất tác động của nguồn lực.

C. Phạm vi lãnh thổ.

D. Chính sách và xu thế phát triển.

Câu 13. Nguồn lực nào dưới đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Đường lối chính sách.

Câu 14. Nguồn lực nào dưới đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia?

A. Tự nhiên.

B. Vị trí địa lí.

C. Thị trường.

D. Vốn.

Câu 15. Cơ cấu ngành phản ánh đặc điểm nào dưới đây?

A. Trình độ phân công lao động xã hội và phát triển của lực lượng sản xuất.

B. Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác.

C. Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế.

READ  Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản, chính xác 2024

D. Quan hệ hợp tác, phân bố sản xuất và các thành phần kinh tế.

Câu 16. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

A. Là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.

B. Tham gia tạo cầu cho nền kinh tế.

C. Là thị trường tiêu thụ.

D. Là người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu ngành kinh tế?

A. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.

B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.

C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.

D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.

Câu 18: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

D. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Câu 19: Nguồn lực kinh tế – xã hội nào dưới đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?

A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

B. Vốn.

C. Thì trường tiêu thụ.

D. Con người.

Câu 20. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Vốn, thị trường.

D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và phát triển kinh tế.

D. Sự đa dạng tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

D. Là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

Câu 22. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?

A. Không quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

B. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

C. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

D. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Câu 23: Nguồn lực nào dưới đây góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác?

A. Vốn.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Đường lối chính sách.

D. Khoa học và công nghệ.

Câu 24. Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa?

READ 

A. Dân cư.

B. Các quan hệ ruộng đất.

C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

D. Thị trường tiêu thụ.

Câu 25. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với

A. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

B. khả năng phát triển sản xuất các ngành.

C. các nhóm nước phát triển hơn.

D. trình độ phát triển của các nước phát triển.

Câu 26. Khoa học và công nghệ là nguồn lực có vai trò nào dưới đây?

A. Quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước, một vùng lãnh thổ.

B. Quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước, một vùng lãnh thổ.

C. Góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.

D. Góp phần nâng cao giá trị và tạo tiềm đề để sử dụng các nguồn lực khác.

Câu 27. Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Vị trí địa lí.

B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Chính sách và xu thế phát triển.

D. Thị trường.

Câu 28. Vai trò nào sau đây không đúng với nguồn lực tự nhiên?

A. Tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất.

B. Là điều kiện cho quá trình sản xuất.

C. Là điều kiện quyết định cho quá trính sản xuất.

D. Cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế.

Câu 29. Ý nào dưới đây chính xác nhất?

A. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến đối với nền kinh tế.

B. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản không nói lên được vai trò của chính sách phát triển.

C. Tài nguyên thiên nhiên không thể tồn tại khi thiếu vắng con người trên Trái Đất.

D. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

  • Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 1)
  • Trắc nghiệm Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 2)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 27 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (Phần 1)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3