Thực đơn

Vị trí địa lý Tỉnh Đồng Tháp

Vị trí địa lý Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long

– Diện tích tự nhiên: 3.378 km2.

– Cách thành phố Hồ Chí Minh: 165 km về phía Tây Nam.

– Bắc và Tây Bắc: giáp Campuchia, đường biên giới 48,7 km.

– Nam và Đông Nam: giáp Vĩnh Long.

– Đông: Giáp Tiền Giang và Long An.

– Tây: Giáp An Giang và Cần Thơ.

– Bao gồm 12 huyện, thị xã, thành phố:

+ 02 thành phố: Cao Lãnh (Tỉnh lỵ), Sa Đéc

+01 thị xã: Hồng Ngự.

+ 09 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.

– Dân số trung bình: 1.687.921 người.

– Mật độ dân số: 500 người/km2.

– Dân tộc:

+ Dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số.

+ Các dân tộc còn lại như dân tộc Hoa, Khơme chiếm 0,7% dân số.

– Tôn giáo:

+ Hòa Hảo.

+ Phật Giáo.

+ Cao Đài.

+ Công Giáo.

+ Tin Lành.

– Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.

– Nhiệt độ trung bình 27,190C.

– Độ ẩm: 83%.

– Hệ thống sông ngòi:

+ Hai nhánh sông chính Sông Tiền và Sông Hậu.

+ Quanh năm bồi đắp phù sa

+ Thuận lợi:

* Nuôi trồng thủy sản.

* Giao thông đường thủy.

* Du lịch sinh thái.

– Hệ thống cảng sông:

+ Hai bến cảng bên bờ sông Tiền, vận chuyển hàng hóa thuận lợi với biển Đông và nước bạn Campuchia

READ  Top 10 tòa nhà cao nhất Việt Nam: Landmark 81 đứng thứ mấy?

– Cửa khẩu:

+ Cửa khẩu quốc tế Thường Phước

+ Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà.

+ 05 cập cửa khẩu phụ.

Tài nguyên

Rừng:

– Nhiều khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quít, Khu di tích Gò Tháp.

+ Giá trị bảo tồn lịch sử, văn hóa, nghiên cứu khoa học.

+ Thu hút nhiều loài: Chim muôn, Bò sát, Cá tôm, Cua ốc, Dược liệu v.v.

– Hệ sinh thái và động thực vật vô cùng phong phú:

+ 140 loài cây dược liệu.

+ 40 loài cá.

+ 198 loài chim.

+ Hàng chục loài bò sát v.v.

+ Nơi sinh trưởng của nhiều loại động, thực vật quý hiếm: Rắn, Rùa, Sếu đầu đỏ (Hạc), Bồ nông, Ngan cánh trắng, Vịt trời v.v.

– Du lịch sinh thái.

– Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

– Bảo tồn các nguồn gien động, thực vật quý hiếm.

Nước:

– Nước mặt: ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn.

+ Lưu lượng nước Sông Tiền:

* Bình quân 11.500 m3/giây.

* Lớn nhất 41.504 m3 khối/giây.

* Nhỏ nhất 2.000 m3/giây.

– Nước ngầm:

+ Nguồn nước dồi dào.

+ Ở nhiều độ sâu khác nhau.

– Thiên nhiên ưu đãi:

+ Nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, sinh sôi nảy nở tự nhiên.

+ Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao .

Đất:

– Đất phù sa:

+ Diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên.

+ Hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, thuận lợi cho việc trồng.

READ  Tách chữ trong Excel với các hàm cơ bản cực dễ trong 5 giây

+ Các loại hoa màu: Bắp, Khoai, Sen, Rau muống lấy hạt v.v.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Đậu nành, Mè, Đậu phộng v.v.

+ Cây ăn quả: Xoài, Cam, Quýt, Chanh, Nhãn v.v.

– Đất phèn:

+ Diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích đất tự nhiên.

+ Đa số đã được ngọt hóa.

+ Trồng được lúa, nuôi trồng thuỷ sản với năng suất và chất lượng cao.

– Đất xám:

+ Diện tích 28.155 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên.

+ Tập trung chủ yếu trên địa hình cao ở các huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự.

– Đất cát: Diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Khoáng sản:

– Cát xây dựng:

+ Trữ lượng và chất lượng lớn nhất và tốt nhất so với các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ.

+ Nằm dọc theo các Doi, Cồn cát, Cù lao sông lớn, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển.

– Sét gạch ngói:

+ Trữ lượng lớn.

+ Phủ rộng khắp địa bàn tỉnh.

– Sét Kaolin:

+ Có nguồn gốc trầm tích sông.

+ Phân bố ở các huyện phía Bắc của tỉnh.

– Than bùn:

+ Có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ IV.

+ Trữ lượng khoảng 2 triệu m3.

+ Phân bố ở các huyện: Tam Nông, Tháp Mười.