Bí Mật Phòng Thi – Làm Sao Để Không “Học Tài Thi Phận” ? – YBOX

Bí Mật Phòng Thi – Làm Sao Để Không “Học Tài Thi Phận” ? - YBOX

Qua nay nhiều trường tuyển sinh, nhất là các em lớp 9 thi vào THPT và sắp tới là các em lớp 12 thi THPT Quốc Gia. Mỗi mùa thi cử, nhiều người hay nói là “Học tài thi phận”. Nó vừa đúng mà vừa chưa đúng. Đúng là bởi vì nhiều người lúc học là một chuyện, khi đi thi kết quả lại không được như mình mong đợi. Còn không đúng là bởi vì nhìn một cách khách quan thì học và thi là hai kỹ năng khác nhau hoàn toàn. Học là kỹ năng hiểu kiến thức của môn học, còn thi thì ngoài việc đó cần thêm cả những kỹ thuật trong phòng thi, và cả những kinh nghiệm về tâm lý khác. Cho nên, giống như việc tập luyện võ công và lúc ra chiến trường, muốn thành công thì phải nắm vững kỹ năng khi ra trận thực tế.

Thời đi học, đôi khi cũng thật thiệt thòi cho các em học sinh vì chỉ được học kiến thức là chính, còn kiến thức và kỹ năng tâm lý thì không phải ai cũng may mắn có được. Mà nhiều khi, chỉ thiếu sót, sơ suất mất 0,25 điểm thôi cũng có thể làm cho người này từ đỗ thành trượt. Cho nên, hy vọng mấy kĩ năng tâm lý dưới đây có thể phần nào giúp các em học sinh cũng như người thân biết được, cho các sĩ tử thi thật tốt.

Bí Mật Phòng Thi - Làm Sao Để Không “Học Tài Thi Phận” ? - YBOX

[1]. Uống nước giúp tăng 10% điểm số.

Người ta làm thí nghiệm trên 447 sinh viên tại đại học East London, với năng lực tương tự nhau, một nhóm uống nước thường xuyên trong mùa thi và nhóm còn lại không uống, thì nhóm uống nước thường xuyên và đều đặn có điểm số trung bình cao hơn 10%. Lý do không có gì khó hiểu, não bộ là trung khu thần kinh của cơ thể, xử lí các chức năng cực kì phức tạp, nhất là khi đi thi. Để hoạt động hiệu quả, nó cần cung cấp đầy đủ oxy. Thực tế là nó luôn trong tình trạng thiếu oxy. Những ngày thi nóng nực, thời tiết khó chịu, cơ thể mệt mỏi, việc uống nước thường xuyên (nước lọc) giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó nồng độ oxy trong máu cao hơn, dẫn đến việc cung cấp đủ oxy cho cơ thể, giúp tỉnh táo hơn và làm bài tốt hơn. Cho nên, trong phòng thi, hãy chuẩn bị sẵn chai nước và thi thoảng uống từng ngụm nhỏ.

READ  Nhân vật trữ tình là gì? Cách xác định nhân vật trữ tình, ví dụ

[2]. Khi làm xong bài thi, các sĩ tử thường có tâm lý kiểm tra đáp án, hoặc trao đổi với bạn bè, hoặc hay hỏi nhau có làm được bài không. Nhưng sau khi trao đổi, thì dĩ nhiên, về mặt xác suất, chỉ có sai chứ hiếm khi có đúng 100%. Mà khi thấy bị làm sai, làm nhầm thì năng lượng tiêu cực xuất hiện, đó là sự tiếc nuối, thậm chí hoang mang. Nói chuyện với bạn bè xong, có khi còn bị lây lan năng lượng tiêu cực, thế là đằng nào bài thi cũng nộp rồi, kết quả thì không thay đổi được, mà lại ảnh hưởng đến những môn tiếp theo. Cho nên, hiểu tâm lý một chút, thì khi thi xong, tuyệt đối không trao đổi kết quả, không bàn tán, cứ bình tĩnh về nghỉ ngơi luôn để chuẩn bị cho môn kế tiếp. Khi nào thi xong xuôi hết tất cả mọi thứ thì hãy kiểm tra đáp án.

[3]. Trong phòng thi, không được mang tài liệu, sổ sách, giấy tờ vào khi làm bài. Không có gì kê tay, thời tiết nóng, làm bài gấp rút, căng thẳng dẫn đến trình bày không được đẹp. Với các môn tự luận, bí quyết đơn giản là vào làm bài được 5-10 phút, xin thêm thầy cô tờ giấy nháp và tờ giấy thi. Về nội quy, xin thêm giấy nháp, giấy thi không vi phạm quy chế thi, nhưng bạn có cái để lót tay, để kê xuống, viết chữ cho nắn nót, sạch đẹp hơn, tay đỡ run hơn, thoải mái hơn thì bài làm nhìn phóng khoáng, gọn gàng câu chữ, từ đó kết quả có thể cao hơn.

READ  Nên Chọn Áo Chống Nắng Màu Gì?

[4]. Đừng để đến cuối giờ mới kiểm tra lại bài.

Khi cuối giờ, bạn rất căng thẳng. Vừa không biết nên kiểm tra bài hay nên cố nghĩ nốt bài chưa làm được, rồi lại còn hàng loạt thủ tục như kiểm tra số báo danh, số tờ giấy thi,… Cho nên nhiều bạn đáng tiếc vì sai những thủ tục cơ bản, lại có những bạn mất điểm bởi vì những bài đã làm được nhưng lại làm sai. Với lại, khi kiểm tra có nhiều bài quá, lúc đó về tâm lý não bộ bị rối nên lại càng không hiệu quả. Vì vậy, nguyên tắc đó là: làm xong bài nào kiểm tra luôn bài đó. Thứ nhất khi làm xong một bài, lúc đó tâm lý còn đang tỉnh táo, cho nên việc kiểm tra rất dễ dàng. Thứ hai, một khi đã làm xong và đã kiểm tra xong rồi, lúc cuối giờ bạn tâm lý rất chắc chắn vì những bài đã xong, mình chắc chắn có điểm rồi. Tâm lý tự tin thì làm những bài còn lại cũng tự tin. Cho nên, nguyên tắc luôn luôn phải làm bài nào xong kiểm tra luôn bài đó.

[5]. 30 chưa phải là Tết.

Ngay cả khi đọc đề bài, nếu vào phải nội dung mình chưa chuẩn bị kĩ, hoặc chưa biết cách làm, hoặc chưa nhớ, cứ bình tĩnh. Có hai lý do quan trọng đó là: mọi bài tập đều có phương hướng giải, chỉ cần bình tĩnh tìm được hướng đi thì sẽ giải quyết được nó. Những bài này theo kiểu lạ, chứ không phải là khó. Cho nên, cứ thử hướng nọ hướng kia, rồi sẽ làm được. Lý do thứ hai, não bộ có khả năng liên kết kiến thức. Lúc đầu nhìn chưa làm được, vì đầu óc cảm giác đang trống rỗng. Nhưng sau khi làm xong một lúc, thì mọi kiến thức được liên kết lại, từ đó tự nhiên bật ra ý tưởng, người ta gọi là càng làm càng thông minh. Cho nên, thấy đề khó như nào cũng hãy cứ bình tĩnh, và đừng quên: 30 chưa phải là Tết.

READ  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam

Theo Tâm lý học ứng dụng