Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí và chức năng đối với cơ thể phụ nữ

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí và chức năng đối với cơ thể phụ nữ

Môi bé là hai nếp da bao quanh lỗ âm đạo, có chức năng quan trọng trong hoạt động tình dục ở nữ giới. Hãy tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng môi bé thông qua bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

môi bé là gì

Môi bé là gì?

Môi bé (labia minora) hay còn gọi là môi nhỏ, là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm phía bên trong môi lớn (labia majora). Về mặt lý thuyết, môi bé rộng khoảng 0,5-1cm, dài khoảng 4-5cm và nằm khuất phía trong môi lớn được cấu tạo từ nhiều mô liên kết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình dạng môi bé khá đa dạng, nhiều trường hợp môi bé to hơn, che bớt hoặc bao trùm cả môi lớn.

Bác sĩ Mai Ngân cho biết, môi bé cùng với môi lớn tạo thành môi âm hộ giữ vai trò che chắn, bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới. (1)

cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Vị trí của môi bé trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới

Cấu tạo của môi bé

Cấu tạo môi bé gồm hai cặp môi nằm phía trong âm hộ, kéo dài từ âm vật xuống dưới theo chiều ngang, ngược lại ở hai bên mặt trước âm hộ và kết thúc ở giữa đáy mặt trước của âm hộ và môi lớn. Hai nửa cuối môi bé được nối qua đường giữa là một nếp da, được gọi là da nối môi nhỏ. (2)

READ  Đọc hiểu điềm báo Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo ngày và giờ

Bác sĩ Mai Ngân chia sẻ môi bé sẽ có sự khác biệt về màu sắc, hình dạng và kích thước ở mỗi cá nhân. Ở một số người có môi bé to và nhô ra cao hơn so với môi lớn, hoặc môi bé một bên to một bên nhỏ… Những hiện tượng này đều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Chức năng của môi bé

Chức năng chính của môi bé là giữ ẩm, che chắn và bảo vệ âm đạo khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Môi bé cũng giúp che chắn, bảo vệ âm hộ, lỗ niệu đạo và niệu đạo khỏi các kích ứng bên ngoài.

Ngoài ra, môi bé còn kích thích cảm giác quan hệ tình dục qua đường âm đạo bằng cách kéo căng âm vật và dây chằng kết nối với môi bé. Khi quan hệ, môi bé sẽ được bôi trơn bằng chất nhầy tiết ra từ âm đạo giúp dương vật đi vào được trơn tru hơn, không bị đau.

Khoảng trống giữa hai môi bé được gọi là tiền đình âm đạo, là khu vực dễ bị kích thích nhằm tăng cảm hứng tình dục.

tăng cảm giác khi quan hệ
Môi bé giúp kích thích và tăng cảm giác trong quan hệ tình dục

Tuy nhiên, ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc người có lượng hormone Estrogen thấp sẽ có phần da môi bé mỏng hơn và khô hơn, dẫn đến có chút khó khăn trong quan hệ tình dục.

Các vấn đề thường gặp ở môi bé

Cũng tương tự như những cơ quan sinh dục khác, môi bé cũng có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sinh lý và bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là:

READ  5 mẹo chụp ảnh góc nghiêng sẽ giúp bạn đẹp HÚT HỒN

1. Môi bé dài hơn môi lớn

Khi mang thai và sau sinh nở, môi bé ở phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định. Lý do bởi trong thai kỳ lưu lượng máu đi đến các cơ quan sinh dục sẽ cao hơn, dẫn đến màu sắc của môi bé sẽ sẫm hơn và môi bé sẽ dài hơn môi lớn.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:

  • Yếu tố di truyền.
  • Tần suất quan hệ tình dục.
  • Phụ nữ trải qua sinh nở nhiều lần.

2. Môi bé bị phì đại

Là tình trạng một hoặc cả hai bên môi bé to hơn bình thường, to và dài ra bên ngoài môi lớn. Bác sĩ Mai Ngân cho biết, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, mang tính di truyền và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên có thể khiến chị em cảm thấy tự ti và mặc cảm với chồng hoặc bạn tình.

tạo hình của môi bé
Thu hẹp và trẻ hóa vùng kín giúp chị em cảm thấy tự tin hơn khi gần gũi chồng hoặc bạn tình

3. Dính môi bé

Là hiện tượng hai môi bé dính lại với nhau chỉ còn một khoảng trống khá nhỏ, nhiều trường hợp bị bịt kín không có khoảng trống. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở bé gái dưới 7 tuổi và tự cải thiện khi trẻ lớn lên, không đáng lo ngại.

4. Các bệnh lý ở âm đạo

Những bệnh lý xuất hiện ở âm đạo cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi bé như viêm âm đạo, ngứa ngáy ở vùng kín, dịch trắng vón cục hoặc các bệnh lý lây qua đường tình dục…

Khi nào cần gặp bác sĩ

Những dấu hiệu cho thấy chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra bất thường ở vùng kín gồm:

  • Ngứa ngáy hoặc sưng đỏ vùng kín.
  • Tiết dịch bất thường có màu sắc khác lạ và mùi hôi khó chịu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Chảy máu bất thường giữa các chu kỳ kinh, sau quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
READ  Nốt ruồi son là gì? Có hại không? Nguyên nhân hình thành

Trong những trường hợp môi bé bị phì đại, thâm đen gây tự ti, cần can thiệp tạo hình làm gọn, làm hồng… chị em có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

box bác sĩ mai ngân
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẽ chăm sóc sức khỏe chị em tốt nhất

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa, chuyên gia Sàn chậu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại mang đến dịch vụ trẻ hóa vùng kín bằng laser giúp tái tạo lớp biểu mô âm đạo, làm dày dặn, se khít âm đạo, lấy lại sự tự tin cho chị em phụ nữ mà không cần can thiệp các phương pháp phẫu thuật phức tạp và đau đớn.

Để thăm khám và tư vấn liệu trình trẻ hóa vùng kín bằng laser tại Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Lời khuyên để chăm sóc môi bé luôn khỏe mạnh

Để hạn chế những vấn đề mắc phải ở vùng kín nói chung và môi bé nói riêng, chị em cần lưu ý những việc sau: (3)

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lựa chọn sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp.
  • Không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
  • Không mặc quần lót bó sát, nên mặc quần vừa vặn và có chất liệu thoáng mát.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về cấu tạo, chức năng và những vấn đề thường gặp ở môi bé. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng, đau… chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân và can thiệp điều trị hiệu quả!