Mực bao nhiêu calo? Có nên ăn mực khi đang giảm cân?

Các món ăn chế biến từ mực rất thơm ngon và hấp dẫn. Mực cũng là hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, cần thận trọng vì mực tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe. Năng lượng trong mực tươi ở mức trung bình, nhưng với các cách chế biến khác nhau thì calo cũng khác nhau.

Mực bao nhiêu calo?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g mực tươi cung cấp khoảng 92 calo. Mực có thể chế biến theo nhiều cách như: Nướng, xào, hấp,… Hàm lượng calo trong món ăn từ mực sẽ thay đổi tùy theo từng cách nấu.

Mực khô bao nhiêu calo?

Để làm ra 1kg mực khô cần sử dụng 4 – 4.5kg mực tươi. Vì vậy mà cùng một trọng lượng thì calo trong mực khô cao hơn mực tươi. Theo thống kê, 100g mực khô chứa 291 calo, nhiều hơn mực tươi 199 calo. Trong 100g mực khô cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: 60.1 protein, 4.5g chất béo, vitamin B2, vitamin B12, canxi, sắt, kẽm, đồng…

Mực xào bao nhiêu calo?

Cả mực tươi và mực khô đều có thể chế biến thành các món xào đậm đà, thơm ngon như: Xào chua ngọt, xào hành tây, ớt chuông, nấm, củ cải,… Năng lượng trong 100g mực xào từ 100 – 140 calo tùy theo lượng dầu mỡ và nguyên liệu kết hợp. Càng sử dụng nhiều mỡ động vật để xào mực thì hàm lượng calo càng cao.

READ  MẮT TRÁI TỰ NHIÊN GIẬT? NGUYÊN NHÂN CỦA MẮT TRÁI GIẬT

Mực hấp bao nhiêu calo?

Mực hấp là món ăn chế biến từ mực tươi. Sau khi làm sạch, mực sẽ được tẩm ướp với gia vị và các nguyên liệu phù hợp. Phổ biến nhất hiện nay là mực hấp bia, mực hấp gừng sả, mực hấp nước dừa,… Mực hấp không sử dụng nhiều dầu mỡ nên ít calo hơn mực xào. Trong 100g mực hấp chỉ chứa khoảng 100 calo.

Ăn mực có béo không?

Calo là một trong những yếu tố tác động lớn rất cân nặng. Nó có nhiệm vụ cung cấp năng lượng để đảm bảo hoạt động của cơ thể. Mức năng lượng trung bình trong 1 ngày để duy trì cân nặng cho người trưởng thành là 2000 calo. Dư thừa calo sẽ tích trữ và chuyển hóa thành chất béo gây tăng cân, thậm chí béo phì.

Các món ăn từ mực không chứa nhiều calo nên khó gây dư thừa trong cơ thể. Vì vậy mà bạn yên tâm ăn mực mà không lo bị tăng cân. Có nên ăn mực khi đang giảm cân không? Bạn vẫn có thể ăn mực hấp, mực luộc hoặc mực tươi nướng trong chế độ ăn giảm cân. Tránh ăn mực khô, mực xào, mực rim, mực chiên rán nhiều dầu mỡ vì chúng nhiều calo hơn và có nguy cơ tăng cân.

Ăn mực có tác dụng gì?

Mực tươi chứa nhiều vitamin nhóm B như: B1, B2, B3, B6, B9 và B12. Trong 100g mực cung cấp 15.6g protein, 32 mg canxi, 2.2g chất béo và có các khoáng chất: Đồng, sắt, kẽm, magie, photpho… Dưới đây là 4 lợi ích nổi bật của mực đối với sức khỏe.

READ  Muối tắm sữa bò kết hợp với gì khi tắm để an toàn cho làn da

Cấu tạo, duy trì và phát triển tế bào

Theo nhu cầu protein được khuyến nghị hàng ngày, 100g mực khô đáp ứng được 133.5 % protein cho nữ, 115.5% protein cho nam. Protein trong 100g mực tươi đáp ứng 46.5% cho nữ và 30% cho nam. Protein có chức năng quan trọng là cấu tạo, duy trì và phát triển tế bào. Ăn mực giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, chữa lành tổn thương, nâng cao hệ miễn dịch.

Tăng cường sức khỏe của não bộ

Thành phần vitamin nhóm B trong mực tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể như: Trao đổi chất, cơ bắp, hệ thần kinh, da và tóc. Đặc biệt là vitamin B2 (riboflavin) có vai trò duy trì chức năng của não, dẫn truyền thần kinh và chuyển hóa acid béo trong lipid não và cải thiện khả năng nhận biết của não. Ăn mực góp phần giảm nguy cơ đau nửa đầu.

Ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn

Nghiên cứu khoa học cho thấy mực có khả năng chống lại khuẩn E.coli (gây bệnh về đường ruột) và K. Pneumoniae (gây viêm phổi, nhiễm trùng, viêm màng não). Nó có tính kháng khuẩn, vô hiệu hóa một số virus, vi khuẩn có hại. Thường xuyên ăn mực cũng là cách bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của mầm bệnh.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng đồng trong mực đáp ứng 90% nhu cầu thiết yếu trong 1 ngày để đảm bảo hoạt động của máu. Đồng có vai trò thúc đẩy sản xuất tế bào hồng cầu, tăng cường dòng chảy của máu đến các tế bào. Nó cũng tham gia chuyển hóa sắt và lipid, bảo trì chức năng của cơ tim. Thường xuyên ăn mực góp phần phòng ngừa nguy cơ bệnh thiếu máu.

READ  Học lõm những cách làm ngực to tròn đẹp tại nhà

Ngoài ra, nhiều tài liệu cũng cung cấp thông tin về nhiều tác dụng khác của mực như sau:

  • Phòng ngừa ung thư nhờ khả năng kháng oxy hóa, chống gốc tự do.
  • Cung cấp chất dopamine giúp cải thiện sự tập trung, giảm căng thẳng.
  • Bổ sung vitamin B3 duy trì sản xuất insulin, kiểm soát đường huyết.
  • Cung cấp canxi, photpho giúp phát triển xương và răng chắc khỏe.

Ăn mực có tác hại gì không?

Mực có thể gây dị ứng với các triệu chứng như: Phát ban, ngứa miệng, sưng miệng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu,… Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng vẫn nên thận trọng đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản, dị ứng thực phẩm.

Hàm lượng cholesterol trong mực rất cao, 85g mực tươi chứa 198 mg cholesterol, 100g mực khô chứa 615 mg cholesterol (nhiều gấp 40 lần cholesterol trong thịt mỡ). Ăn nhiều mực sẽ làm cholesterol tăng cao, dẫn tới gia tăng các nguy cơ cao huyết áp, đau tim, đột quỵ, tai biến.

Mực còn có thể chứa thành phần thủy ngân tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc. Các bác sĩ khuyên rằng người bị bệnh về tim mạch, bệnh thận, gan, mỡ máu không nên ăn mực. Người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn 100g mực tươi hoặc 100g mực khô trong 1 ngày. Một tuần ăn tối đa 2 – 3 bữa mực, tránh ăn liên tục hàng ngày.

Mong rằng những giải đáp mực bao nhiêu calo cũng như lợi ích và tác hại của mực sẽ giúp bạn có cách ăn mực khoa học để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần lưu ý mua mực ở cơ sở uy tín, chất lượng tốt. Tránh mua mực giá rẻ bất thường tiềm ẩn nguy cơ chứa hóa chất độc hại hoặc kém chất lượng.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Vinmec.com