Rụng tóc từng mảng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Rụng tóc từng mảng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Thế giới có 147 triệu người rụng tóc từng mảng. Rụng tóc từng mảng là bệnh rối loạn tự miễn dịch và xảy ra đột ngột. Trong hầu hết các trường hợp, rụng tóc xảy ra ở từng mảng nhỏ, nhưng có vài trường hợp diễn tiến rụng tóc rộng khắp cả đầu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị rụng tóc từng mảng như thế nào?

rụng tóc từng mảng

Rụng tóc từng mảng là gì?

Rụng tóc từng mảng là một rối loạn tự miễn khiến tóc và lông người bệnh rụng nhiều, khu trú thành những vùng không để lại sẹo. Những khoảng trống do tóc rụng thường sẽ ngứa, mẩn đỏ, còn phần tóc và da đầu xung quanh mảng rụng vẫn khỏe mạnh. (1)

Nguyên nhân của rụng tóc từng mảng

Nguyên nhân rụng tóc từng mảng gây ra do bệnh tự miễn. Nếu mắc bệnh tự miễn, có nghĩa các tế bào có vai trò chống nhiễm trùng trong cơ thể (thường là bạch cầu) tấn công các tế bào của chính người bệnh do nhầm lẫn. Trong rụng tóc từng vùng, tế bào bạch cầu tập trung quanh nang tóc – nơi để tóc mới phát triển. Điều này, gây nên hiện tượng viêm (sưng) quanh nang tóc, dẫn đến tóc ngưng phát triển, làm tóc rụng đi và cản trở tóc mọc lại.

May mắn thay, nang tóc không bị tổn thương hoàn toàn, do đó tóc vẫn có khả năng mọc lại. Đa phần, bệnh nhân sẽ bị một hoặc vài mảng rụng tóc vùng da đầu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp rụng nhiều và rụng toàn bộ vùng da đầu (hay còn gọi là rụng tóc toàn phần) hoặc rụng tất cả các tóc trên đầu cùng với lông trên cơ thể (rụng tóc toàn bộ).

nguyên nhân rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng để lại nhiều khoảng trống trên da đầu

Triệu chứng của rụng tóc từng mảng là gì?

Rụng tóc từng mảng có các triệu chứng như:

  • Đa số các bệnh nhân xuất hiện mảng rụng tóc dần trong vòng 1 vài tuần.
  • Mảng rụng tóc thường có hình tròn hoặc oval với giới hạn rõ. Vùng da đầu rụng tóc thường trơn láng và trông có vẻ bình thường (không sưng đỏ và viêm).
  • Một số bệnh nhân có cảm giác châm chích và đau nhẹ tại vùng rụng tóc. Các sợi tóc ngắn (dài khoảng 3mm) có thể thấy được ở vùng rìa của mảng tóc rụng.
READ  50+ Hình Xăm Chữ Nhẫn Đẹp Độc Đáo Và Ý Nghĩa Nhất 2022

Rụng tóc từng vùng có thể ảnh hưởng tới bất kì phần nào của cơ thể có nang lông như cung mày, lông mi, râu, lông nách, và lông ở bộ phận sinh dục. Một số bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng rỗ móng, làm móng có cảm giác sần sùi và lồi lõm.

Đối tượng thường bị bệnh rụng tóc từng mảng tròn

Rụng tóc từng mảng xuất hiện ở cả nam và nữ. Một số trường hợp, nam giới ảnh hưởng đến lông ở trước ngực và râu với nữ giới sẽ rụng lông mày hoặc lông mi.

Người có nguy cơ rụng tóc từng mảng cao hơn nếu như bản thân hoặc người trong gia đình bạn mắc bệnh tự miễn khác như đái tháo đường tuýp 1, bệnh tuyến giáp hoặc bạch biến ( xuất hiện những dát màu trắng trên da).

Rụng tóc từng mảng có nguy hiểm không?

Rụng tóc từng mảng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh thiếu tự tin.

Các kiểu rụng tóc từng mảng

Các kiểu rụng tóc từng mảng được phân loại dựa vào mức độ rụng và triệu chứng gặp phải. Rụng tóc từng mảng có các kiểu như:

1. Rụng tóc từng mảng loang lổ

Rụng tóc từng mảng loang lổ với dấu hiệu tóc rụng không mọc lại, làm lộ nhiều vùng da đầu có kích thước bằng đồng xu.

2. Rụng tóc toàn phần (Alopecia totalis)

Tình trạng này ảnh hưởng toàn bộ da đầu.

3. Rụng tóc toàn bộ (Alopecia Universalis)

Ngoài rụng tóc trên da đầu, người bệnh còn rụng rụng lông mày, lông mi, lông nách và toàn bộ cơ thể.

4. Rụng tóc thể rắn bò (Alopecia Ophiasis):

Thể rụng tóc rắn bò thường gặp ở trẻ em. Rụng tóc thể rắn bò thường gặp ở sau gáy, xương chẩm và đối xứng 2 bên sau tai tạo thành viền sói tóc. Tóc thường sẽ khó mọc lại.

Bài viết liên quan: Bị rụng tóc thiếu chất gì? Nên bổ sung gì cho tóc khỏe mạnh?

các kiểu rụng tóc từng mảng
Các nang lông sẽ teo dần và sau tóc tóc rụng đi

Chẩn đoán bệnh rụng tóc từng mảng

Để chẩn đoán bệnh rụng tóc từng mảng, bác sĩ thực hiện các phương pháp sau: (2)

  • Thử lực kéo: Bác sĩ sẽ kéo khoảng vài chục sợi tóc để xem mức độ rụng.
  • Sinh thiết da đầu: Một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu lấy một mảnh da nhỏ trên đầu kiểm tra mô bệnh học.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp tìm ta các kháng thể bất thường trong máu. Nếu các kháng thể bất thường được tìm thấy, khả năng người bệnh bị rối loạn tự miễn dịch.
READ  99+ Mẫu Hình Xăm Mạn Sườn Cho Nữ Đẹp Nhất

Ngoài ra, các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để loại trừ các bệnh khác, chẳng hạn vấn đề tuyến giáp.

Cách điều trị bệnh rụng tóc từng mảng chuẩn khoa học

Điều trị rụng tóc từng mảng dựa trên mức độ rụng để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

1. Rụng tóc nhẹ đến trung bình

1.1 Corticosteroid

Nếu người bệnh rụng tóc nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm corticosteroid hoặc dùng thuốc đường uống.

Corticosteroid dùng để điều trị rụng tóc đóng vai trò là hoạt chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm giảm phản ứng viêm. Corticosteroid có thể dùng để tiêm thẳng vào vị trí rụng tóc, khiến tóc mọc lại từ 1 – 6 tháng. Nhưng không phải tiêm corticosteroid lúc nào cũng có hiệu quả và thường không sử dụng cho trẻ em. Corticosteroid có thể tiêm cho các vùng rụng tóc khác nhau như da đầu, lông mày, vùng râu quanh miệng.

Trước khi tiêm, bác sĩ có thể làm giảm cảm giác khó chịu bằng cách dùng thuốc bôi tê tại chỗ. Tùy thuộc vào kích thước của vùng điều trị, bạn có thể cần tiêm nhiều mũi. Đồng thời cần lặp lại việc tiêm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tuần. Tác dụng phụ có thể gặp là mỏng da nhưng chỉ thoáng qua. Mụn trứng cá và đỏ da tại vị trí tiêm có thể xuất hiện.

Ngoài ra corticosteroid có thể dùng ở đường thoa và uống. Đường uống được sử dụng nếu như bệnh nhân có tốc độ rụng tóc nhanh. Thuốc sẽ giúp ngưng hoặc làm chậm lại quá trình rụng tóc. Tuy nhiên hiệu quả chỉ tạm thời và dạng viên uống chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn.

1.2 Minoxidil

Minoxidil dạng xịt có thể hỗ trợ mọc lại tóc. Loại thuốc xịt này thường được dùng cho các loại rụng tóc, trong đó có rụng tóc từng vùng. Một vài bệnh nhân gặp hiện tượng kích ứng da khi dùng minoxidil. Minoxidil và thoa corticosteroid có thể được sử dụng song song.

1.3 Liệu pháp laser

Liệu pháp Laser sử dụng các bước sóng thích hợp chiếu vào vị trí rụng để kích thích mọc tóc mới.

1.4 Tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP)

Huyết tương tiểu cầu được tạo ra từ máu đã qua xử lý và tiêm vào chỗ rụng tóc. PRP có huyết tương cô đặc, chứa các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, giúp phục hồi các nang tóc.

2. Rụng tóc từng mảng nặng

Thuốc uống ức methotrexate và cyclosporin, hoạt động bằng cách ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng trong thời gian dài, chẳng hạn huyết áp cao, tổn thương gan và thận, tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

READ  Nhiều người vô tư ăn gạo lứt để giảm cân mà không biết những tác hại đáng sợ này

Rụng tóc từng mảng nếu đi kèm với các bệnh tự miễn như bạch biến, lupus, tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, và viêm loét đại tràng,… sẽ tiến hành điều trị rụng tóc song song với điều trị các bệnh kể trên.

tiêm huyết cầu điều trị rụng tóc mảng
Tiêm huyết tương cầu là phương pháp điều trị rụng tóc từng mảng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy các dấu hiệu như tóc rụng nhiều tại một vùng, không mọc lại, lộ nhiều mảng da đầu, hãy đến chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để các bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với từng người bệnh.

Phòng ngừa rụng tóc từng mảng như thế nào?

Để phòng ngừa rụng tóc từng mảng, mỗi người nên đến bệnh viện kịp thời nếu nhận thấy tóc rụng đột ngột, tại số vùng nhất định để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, cần bổ sung các dinh dưỡng cho tóc như vitamin A, B, C, E, kẽm, sắt,…và nhớ đội mũ rộng vành khi ra ngoài để bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời.

Câu hỏi liên quan về tình trạng rụng tóc từng mảng

1. Rụng tóc từng mảng có mọc lại được không?

Có! Bệnh rụng tóc từng mảng, sau vài tháng tóc sẽ tự mọc lại. Khoảng 50% những người rụng tóc từng mảng mức độ nhẹ, sau 1 năm tóc sẽ phục hồi hoàn toàn. (3)

2. Rụng tóc từng mảng nên ăn gì?

Rụng tóc từng mảng nên bổ sung các thực phẩm sau đây:

  • Trái cây và rau củ: Các trái cây và rau quả có màu sắc tươi sáng (táo, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, rau chân vịt, dứa, bắp cải xanh và quả mơ) chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cung cấp chất dinh dưỡng để tóc mới mọc lên.
  • Chất béo lành mạnh: Có tác dụng giảm viêm, ngăn rụng tóc như dầu hạt cải, dầu ô liu và/hoặc dầu bơ, cá hồi, cá thu, cá trích,…
  • Chất đạm: Tóc được cấu tạo chủ yếu từ protein nên chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên ăn đa dạng thực phẩm giàu chất đạm như trứng, thịt, hải sản, gan, sữa, rau mầm và đậu.
  • Nước dùng xương: Giúp tăng cường miễn dịch, nuôi dưỡng làn da, mái tóc, móng tay, và giảm viêm nhiễm. Nước dùng xương chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ tiêu hóa như gelatin, collagen, glycine, magiê, phốt pho và canxi.

3. Rụng tóc từng mảng có chữa được không?

Không. Bệnh rụng tóc từng mảng khó chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện bằng các phương pháp làm chậm quá trình rụng và giúp tóc mọc lại nhanh hơn.

4. Địa chỉ điều trị rụng tóc từng mảng ở đâu uy tín?

Để điều trị rụng tóc từng mảng, người bệnh hãy đến chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, hệ thống BVĐK Tâm Anh. Với các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị rụng tóc từng mảng, hói đầu, vảy nến, bạch biến,… cùng máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu chính hãng từ Âu – Mỹ sẽ đem đến kết quả điều trị hiệu quả cho từng người bệnh.

Rụng tóc từng mảng đến từ bệnh rối loạn tự miễn dịch, gây mất nhiều tóc tại một số vùng và lộ nhiều mảng da đầu. Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm người bệnh thiếu tin tin và lo lắng. Do đó, khi phát hiện tóc rụng nhiều và không mọc lại nên đến chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để bác sĩ chẩn đoán và đưa rác phác đồ điều trị thích hợp.