Danh sách mẫu CV xin việc tiếng Việt / Anh / Nhật chuẩn 2024

Danh sách mẫu CV xin việc 
 tiếng Việt  / Anh  / Nhật  chuẩn 2024

CV xin viec

CV đóng vai trò quan trọng trong quá trình xin việc

CV và sơ yếu lý lịch khác nhau chỗ nào?

CV tập trung vào những thông tin liên quan tới việc làm và học vấn. Những thông tin cá nhân nêu ra trong CV đều rất cơ bản, đủ để nhà tuyển dụng biết ứng viên là ai, đã được đào tạo qua những trường lớp nào, đã làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nào.

Mặt khác, sơ yếu lý lịchlại đi sâu vào thông tin về bản thân ứng viên và từng thành viên trong gia đình ứng viên. Sơ yếu lý lịch thường được yêu cầu lấy dấu công chứng tại địa phương để xác thực thông tin.

CV có những dạng nào?

Khi nộp CV xin việc cho nhà tuyển dụng ứng viên luôn có hai sự lựa chọn, hoặc CV bản cứng hoặc CV bản mềm. Vậy sự khác nhau giữa hai dạng CV này là gì? Khi nào cần sử dụng CV bản cứng và khi nào cần sử dụng CV bản mềm?

CV bản mềm

CV bản mềm/CV online CV xin việc được thực hiện trên máy tính, có thể trình bày trên công cụ Microsoft Word (sử dụng cả online lẫn offline), trên trang tính Google Document hoặc trên các nền tảng hỗ trợ tạo CV chuẩn như TopCV. Ứng viên tự điền các thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm việc làm vào trang và sau đó nhấn lưu. CV bản mềm được sử dụng khi ứng viên ứng tuyển vào các vị trí việc làm được đăng tuyển online, có thể nộp CV cho nhà tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua các nền tảng tuyển dụng khác. Nhà tuyển dụng sẽ nhận và sau đó tiến hành đánh giá CV ngay sau đó. Ngoài ra, đối với một số trường hợp ứng việc được yêu cầu hoặc có nhu cầu phỏng vấn trực tuyến thì CV bản mềm hay CV online cũng sẽ phát huy tối đa công dụng của mình.

  • Ưu điểm CV bản mềm: Tiện dụng, đa dạng về màu sắc và nội dung, dễ dàng sửa chữa.

  • Nhược điểm CV bản mềm: Dễ gặp phải tình trạng lỗi phông chữ trên một số định dạng, không tương thích với một số công cụ gõ văn bản .

CV ban mem

CV bản mềm được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng, đa dạng về màu sắc, mẫu mã

CV bản cứng

Sau khi in CV bản mềm ra giấy chúng ta có CV bản cứng. CV xin việc bản cứng thường được được ứng viên mang tới buổi phỏng vấn trực tiếp, ngoài ra, nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn cũng rất thường xuyên chuẩn bị sẵn cho mình một CV bản cứng được in từ CV bản mềm ứng viên đã nộp trước đó.

Ứng viên có cần chuẩn bị sẵn CV bản cứng khi tham gia phỏng vấn hay không?

Câu trả lời là có. Ba lý do để nên mang theo CV bản cứng tới buổi phỏng vấn là:

  • Để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, khiến nhà tuyển dụng cảm thấy đây là một ứng viên cẩn thận, chu đáo.

  • Tham gia buổi phỏng vấn không chỉ có bộ phận nhân sự mà còn có các bộ phận chuyên môn, và không phải tất cả trong số họ đều đã xem qua CV bản mềm của bạn.

  • Rất nhiều nhà tuyển dụng có thói quen ghi lại những điều đáng chú ý ngay trên CV của bạn.

Chính vì vậy khi tham gia phỏng vấn bạn đừng quên in và mang theo CV bản cứng bên mình nhé.

CV ban cung

Hãy mang theo CV bản cứng khi tới buổi phỏng vấn nhé

CV gồm những gì?

CV có thể được trình bày dưới nhiều dạng, nhiều ngôn ngữ, nhiều màu sắc, tuy nhiên mấu chốt vẫn là phải đảm bảo các thông tin liên quan tới cá nhân ứng viên, kinh nghiệm việc làm, trình độ học vấn, v.vv.. Bạn càng thể hiện tốt các thông tin trong CV thì càng dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy CV gồm những gì ? Nên trình bày các thông tin ấy như thế nào?

Tiêu đề CV xin việc

Đây là một mục cần thiết khi tạo một CV bản mềm nhưng không phải ứng viên nào cũng chú ý tới. Tiêu đề CV nên để ngắn gọn nhưng vẫn đủ những thông tin cơ bản về ứng viên cũng như vị trí công việc, việc này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy hồ sơ của bạn trong số hàng chục, hàng trăm CV nhận được mỗi ngày.

  • Cách viết tiêu đề CV đơn giản mà hiệu quả nhất là: CV – Họ và tên ứng viên – Vị trí đang ứng tuyển

  • Ví dụ: CV – Nguyễn Minh Anh – Nhân viên kinh doanh

Thông tin cá nhân trong CV

Trong mục này hãy nêu ra những thông tin cơ bản nhất, không nên quá sa đà vào câu chữ và viết dài dòng. Nên nhớ, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc bạn đang ứng tuyển. Việc viết thông tin cá nhân trong CV quá cầu kỳ sẽ vô tình khiến nhà tuyển dụng “lạc” trong lượng thông tin quá lớn và gặp khó khăn trong việc chọn lọc những thông tin đáng quan tâm.

  • Họ và tên: Sử dụng tên thật, nên viết in hoa tất cả các chữ, đầy đủ dấu câu. Không nên ghi biệt danh vào trong mục này. Nếu muốn giới thiệu về biệt danh của mình bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

  • Ngày tháng năm sinh: Sử dụng ngày tháng năm sinh trong Thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân. Bạn có thể thể ghi theo cấu trúc ngày/tháng/năm hoặc ngày-tháng-năm.

  • Email: Địa chỉ email ngắn gọn và tốt nhất nên chứa tên ứng viên. Nếu bạn đang sử dụng một email chứa những từ ngữ chưa được “chuyên nghiệp” lắm thì hãy nhanh tay đổi cho mình một email mới nhé.

  • Số điện thoại liên lạc.

  • Một số trang web cá nhân: Nơi nhà tuyển dụng có thể kết nối hoặc tìm hiểu thêm thông tin về bạn như Facebook, Instagram, WordPress, v.vv..

  • Nơi ở hiện tại: Nên ghi đầy đủ từ phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

READ  Mê đắm đuối lẩu đuôi bò thơm ngon ngất ngây

CV gom nhung gi

Ví dụ về giới thiệu bản thân trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần tiếp theo bạn cần lưu ý khi viết một CV. Mục tiêu nghề nghiệp không chỉ thể hiện nguyện vọng của bạn với vị trí công việc đang ứng tuyển mà còn cho thấy cách bạn đang định hướng cho tương lai của chính mình. Đó có thể là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, nhưng hãy chú ý đặt mục tiêu thiết thực, phù hợp với khả năng và định hướng phát triển của bản thân. Đừng đặt mục tiêu quá thấp sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người thiếu ý chí, nhưng đồng thời cũng đừng đặt mục tiêu quá “đao to búa lớn”. Sẽ có nhà tuyển dụng thích lắng nghe những mục tiêu “hão huyền” của bạn, nhưng họ chỉ chiếm số ít mà thôi.

Ví dụ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV cho vị trí Digital Marketing:

  • Mục tiêu ngắn hạn trong CV: Học được cách chạy ads và đo chỉ số chạy ads trong phần tin bài, học cách tạo một content bắt trend và chia sẻ content trên các mạng xã hội.

  • Mục tiêu dài hạn trong CV: Học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn để trở thành trưởng phòng Marketing chuyên nghiệp trong vòng 5 năm tới.

>> Xem thêm: Những chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà bạn cần biết

Trình độ học vấn trong CV

Ứng viên nên nêu từ cấp Đại học/ Cao đẳng/ Trung cấp trở lên, kèm theo đó là niên khóa cũng như ngành học cụ thể ở trong trường hoặc khóa học ở bên ngoài nếu có. Bạn cũng có thể bổ sung điểm trung bình các môn học nếu cảm thấy tự tin.

Ví dụ:

  • 2014-2018: Trường Đại học Hà Nội

  • Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh

Một lưu ý cho ứng viên khi viết về trình độ học vấn trong CV là các bạn nên trung thực và ghi chính xác các thông tin liên quan tới môn học. Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ thời gian để đối chiếu với trường lớp nơi bạn đề cập tới trong CV. Một điểm sai lệch cũng có thể khiến chiếc CV bạn tỉ mẩn chuẩn bị trở nên vô nghĩa.

Kinh nghiệm làm việc trong CV

Đây là mục để bạn thỏa thích thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn tích cóp được ở những công việc trước đó. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng nhà tuyển dụng sẽ để tâm tới những kinh nghiệm làm việc trong CV liên quan tới vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, như vậy chứng tỏ ứng viên sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc cũng như nhuần nhuyễn các đầu việc ngay từ sớm.

Trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí liên quan, đừng ngại ngần kể ra những công việc làm thêm bạn đã trải qua trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời tìm hiểu về vị trí công việc đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng nhìn thấy ở bạn sự nhiệt huyết, luôn sẵn sàng để bắt đầu một công việc mới. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể đề cập tới các câu lạc bộ, hội nhóm với chủ đề liên quan tới công việc đang ứng tuyển mà bạn đã tham gia, đây cũng là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Kinh nghiem lam viec

Mục kinh nghiệm làm việc trong CV nên được chăm chút kỹ lưỡng

Chứng chỉ và giải thưởng trong CV

Đây chính là thông tin khiến CV xin việc của bạn trở nên nổi bật và khác biệt. Bạn có thể đề cập tới những bằng cấp, giải thưởng bạn đạt được khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc những thành tựu trong quá trình công tác tại những doanh nghiệp cũ. Những chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) cũng là một điểm cộng rất lớn. Giải thưởng và chứng chỉ hoặc đơn giản chỉ là thành tựu bạn đạt được ở chỗ làm cũ không chỉ thể hiện bạn là một ứng viên năng động, nhiệt huyết mà còn góp phần khẳng định vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng của bạn.

READ  Tại sao người khác không thể ngủ trên giường vợ chồng, đây là chuyện nhỏ nhưng không thể bỏ qua

Kỹ năng trong CV

Ngoài những kiến thức chuyên môn thì bạn cũng nên chuẩn bị cho những những kỹ năng nhất định để tiến hành công việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Kỹ năng chia làm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, các kỹ năng cần có trong CV mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn hồ sơ của mình trở nên hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng bao gồm:

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng lãnh đạo

  • Kỹ năng tư duy, phản biện

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

  • Kỹ năng đàm phán

  • Kỹ năng quản lý thời gian

Tùy theo yêu cầu công việc mà bạn nên liệt kê những kỹ năng trong CV khác nhau. Ngoài việc liệt kê các kỹ năng trên thì bạn cũng có thể đánh giá độ thuần thục kỹ năng trên thang điểm 5 để nhà tuyển dụng có cái nhìn chính xác hơn về các kỹ năng bạn sở hữu, đồng thời bạn cũng có thể tự đánh giá được kỹ năng của mình đang thiếu hụt ở đâu để trau dồi bổ sung kịp thời.

Điểm mạnh điểm yếu trong CV

Điểm mạnh điểm yếu trong CV không phải một mục bắt buộc, tuy nhiên sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chính xác hơn về con người và khả năng của bạn. Vậy nên ghi điểm mạnh và điểm yếu như thế nào để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?

Với điểm mạnh trong CV, bạn hãy ghi một cách trung thực và chính xác, không nên thổi phồng những điểm mạnh của bản thân vì chỉ với một vài câu hỏi đơn giản trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện ra đâu mới là khả năng thật sự của bạn.

Với điểm yếu trong CV, hãy nêu những hạn chế bạn đang mắc phải và phương hướng giải quyết những điểm yếu đó để tiến xa hơn trong công việc. Với việc thể hiện quyết tâm khắc phục điểm yếu hiện có, nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra tinh thần ham học hỏi và liên tục cải thiện bản thân của bạn.

Sở thích trong CV

Sở thích trong CV thường bị nhiều ứng viên coi nhẹ khi làm hồ sơ xin việc, tuy nhiên đây lại là mục thông tin để bạn thể hiện được cá tính của riêng mình. Có kiến thức và kỹ năng vẫn là chưa đủ, nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng nếu ứng viên của mình có những sở thích vừa mang màu sắc cá nhân, vừa chứng tỏ ứng viên có thể nhanh chóng hòa hợp với môi trường làm việc mới.

Không nên liệt kê quá nhiều sở thích không liên quan là điều mà ứng viên nên lưu ý khi trình bày sở thích trong CV .

Vậy nên viết gì trong phần sở thích trong CV? Bạn hãy tham khảo những câu hỏi gợi ý sau nhé:

  • Một số hoạt động bạn thường làm trong thời gian rảnh? (Đọc sách, du lịch, viết lách, v.v..).

  • Đam mê của bạn là gì? Bạn đã và đang làm gì để theo đuổi đam mê đó?

  • Ngoài những hoạt động thường ngày thì bạn có mong muốn tham gia các hoạt động khác để trau dồi những kỹ năng còn thiếu hay không?

Sở thích trong CV cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng nhìn nhận khái quát về tính cách của ứng viên, sau đó đưa ra những đánh giá sơ bộ về độ phù hợp của ứng viên với công việc. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá khắt khe trong vấn đề này mà hãy tự tin chia sẻ những sở thích của mình trong CV.

Thông tin người tham chiếu trong CV

Người tham chiếu trong CV là gì? Rất nhiều nhà tuyển dụng có nhu cầu đối chiếu thông về kinh nghiệm làm việc của ứng viên với cơ quan, doanh nghiệp cũ, vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị một phần thông tin tham chiếu với người phụ trách trực tiếp công việc của bạn ở chỗ làm cũ. Nếu bạn chưa từng làm việc trước đó, hãy điền thông tin của giáo viên phụ trách ngành học của bạn.

Thông tin người tham chiếu nên bao gồm họ tên, vị trí công việc, thông tin liên lạc có thể là số điện thoại hoặc thư điện tử.

Ví dụ:

  • Nguyễn Minh Anh – Trưởng phòng Marketing

  • Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam

  • SĐT: 0123456789

Cách viết CV xin việc chuẩn

CV không chỉ là bản tóm tắt thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm việc làm của bạn mà còn là công cụ giúp bạn thể hiện được năng lực của mình, khiến bản thân trở nên nổi bật trong số hàng trăm, hàng ngàn ứng viên. Vậy làm sao để viết CV chuẩn, độc, lạ nhưng vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết? Đâu là những tiêu chí bạn nên đảm bảo để CV của mình không bị trộn lẫn với rất nhiều ứng viên khác? Tham khảo những gợi ý sau đây về cách viết CV xin việc tại TopCV.

READ  Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch chi tiết, đúng chuẩn

Cach viet CV xin viec chuan

Tạo CV xin việc chuẩn tại TopCV

CV chuẩn không chỉ đáp ứng được những thông tin cơ bản mà còn cần phù hợp với ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn đang ứng tuyển vào những công việc liên quan đến thiết kế, nghệ thuật thì một CV tự thiết kế sẽ là một điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng, bởi khi đó CV không còn chỉ là một công cụ truyền tải thông tin mà còn là một ví dụ để nhà tuyển dụng nhìn ra sự sáng tạo, khéo léo trong con người bạn. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một doanh nghiệp hoặc đơn giản chỉ là một dự án nước ngoài, một công việc cần sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác thì một CV được viết bằng ngoại ngữ sẽ rất được chào đón. Hãy tham khảo các mẫu CV xin việc sau đây:

Cách viết CV xin việc tiếng Anh chuẩn

Tiếng Anh đã và đang là ngoại ngữ được học và sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, doanh nghiệp. Để ứng tuyển vào vị trí việc làm tiếng Anh thì mẫu CV tiếng Anh là không thể thiếu. Cách viết CV tiếng Anh cũng không khác nhiều so với CV tiếng Việt, bạn luôn cần đảm bảo đầy đủ những thông tin sau:

1. Thông tin cá nhân: Personal details

Trong mục này hãy trình bày các thông tin sau bằng tiếng Anh:

2. Mục tiêu nghề nghiệp: Career objective

Hãy nêu vắn tắt mục tiêu nghề nghiệp của bạn bằng tiếng Anh trong thời gian tới. Tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh sau:

“ Become a senior Digital Marketing employee for businesses. At the same time, study, practice, and improve professional skills to become a professional Marketing Manager within the next 5 years.”

3. Trình độ học vấn, bằng cấp: Education and Qualifications

Một số từ vựng về trình độ học vấn, bằng cấp bằng tiếng Anh bạn nên sử dụng trong CV xin việc tiếng Anh:

4. Kinh nghiệm làm việc: Work experience

Hãy gạch đầu dòng vắn tắt những công việc chính bạn đã từng đảm nhận ở chỗ làm cũ bằng tiếng Anh. Sau đây là một ví dụ về kinh nghiệm làm việc Digital Marketing bằng tiếng Anh:

“ – Develop online advertising campaign/plan

– Operate advertising channels (Facebook, Google…) and develop creative content on Youtube, Tiktok Participate in the implementation of brand development campaigns on a digital platform

– Track and optimize advertising campaigns, optimize bid prices and conversion rate sets CPA, CTR, CPM, CPC,…

– Research customer objects and the needs of each object to come up with effective marketing plans and campaigns

– Research and update new technology, algorithms and tricks of the advertising channel and develop new advertising channels

– Responsible for managing advertising budgets

– Participate in the idea, plan and implementation of promotions, Marketing programs of the Company”

Để tham khảo thêm CV theo ngành nghề hot với miêu tả chi tiết hơn, tham khảo: https://www.topcv.vn/mau-cv

5. Thành tựu, giải thưởng hoặc chứng chỉ: Achievements, prize and certificate

Tập trung vào những giải thưởng, chứng chỉ liên quan tới ngôn ngữ Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC.

6. Sở thích cá nhân: Interests

Ở phần này, bạn nên liệt kê các hạng mục nêu bật được cá tính riêng của bạn, nhưng vẫn liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.

Một số sở thích bằng tiếng Anh có thể viết trong CV là:

  • Listening to music

  • Reading books

  • Swimming

  • Bicycling

  • Traveling

  • Writing blog posts

7. Kỹ năng: Skills

Một số từ vựng liên quan tới kỹ năng trong mẫu CV tiếng Anh dành cho bạn:

>> Xem thêm: Tổng hợp CV tham khảo các nhóm ngành cả Tiếng Anh và Tiếng Việt

Tham khao mau CV xin viec Tieng Anh vi tri ke toan

Tham khảo mẫu CV xin việc Tiếng Anh vị trí kế toán

Cách viết CV xin việc tiếng Nhật chuẩn

Việc các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được lập nên càng nhiều dẫn đến nhu cầu việc làm liên quan tới ngoại ngữ Nhật cũng tăng cao, khi đó một mẫu CV tiếng Nhậtchuẩn là điều bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Nhìn chung, CV tiếng Nhật cũng cần đáp ứng những thông tin cá nhân cơ bản, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, cụ thể như sau.

1. Thông tin cá nhân: 個人情報

Một số đề mục bạn nên đề cập tới trong CV tiếng Nhật là:

2. Mục tiêu nghề nghiệp: キャリア目標

Hãy nêu ngắn gọn mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong CV tiếng Nhật, ví dụ với vị trí Digital Marketing như sau:

“ビジネスの高級なデジタルマーケティング従業員になりたいです。 同時に、今後5年以内にプロのマーケティングマネージャーになれるように、専門的なスキルを学び、練習し、向上するつもりです。”

3. Trình độ học vấn, bằng cấp: 学歴

Tham khảo một số từ vựng về bằng cấp trong tiếng Nhật: