Co giật cơ bắp là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra quá lâu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Co giật và co thắt cơ thường gặp nhất ở mí mắt, đùi, bắp chân, bàn tay, cánh tay, bụng, lồng ngực và lòng bàn chân. Đôi khi các bác sĩ cũng không rõ tại sao một phần, tất cả hoặc một nhóm cơ lại bị như vậy. Vậy cơ bắp co giật là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm gì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thêm thông tin.

1. Co giật cơ bắp là gì?

Co giật cơ bắp là những động tác không tự chủ nhỏ liên quan đến các khu vực nhỏ của cơ bắp hoặc cơ bắp sợi. Những co giật thường không được chú ý. Co giật cơ có thể xảy ra ở cánh tay, bàn chân, ngón tay, bàn tay, đầu, chân, dạ dày và các bộ phận khác của cơ thể. Co giật cũng có thể xảy ra ở cơ mắt.

Xem thêm: Đau cơ xơ hóa là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này

Cơ co giật thường vô hại và gây kích thích nhiều hơn là nguyên nhân gây lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, chúng biến mất ngay sau khi chúng xuất hiện hoặc khi nguyên nhân cơ bản cũng được nhìn thấy.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, co giật cơ có thể là dấu hiệu của rối loạn thần kinh và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

READ  Cách Tính Cán Cân Xuất Nhập Khẩu: Công thức và Ví dụ minh họa

2. Co giật cơ bắp có những triệu chứng gì?

Theo các bác sĩ, hầu hết các hiện tượng giật cơ mà bản thân ta nhận biết được đều là rung giật bó cơ. Rung giật bó cơ (fasciculation) là những cử động máy giật của cơ mà người ta có thể cảm nhận thấy và nhìn thấy được. Nếu cảm thấy mắt đang nháy, hãy nhìn vào trong gương, bạn có thể nhìn thấy mi mắt đang máy.

Có nhiều mức độ của tình trạng co giật cơ bắp từ co giật nhẹ đến nặng với nhiều nguyên nhân khác nhau, các triệu chứng có thể gặp như:

  • Co giật cơ mắt gây nháy mắt

  • Co giật cơ mặt khiến bạn cảm giác một phần mặt bị giật

  • Co giật cơ tay, chân khiến bạn hạn chế hoạt động tring những công việc hàng ngày

  • Co giật cơ bụng

  • Co giật cơ toàn thân

Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng đi kèm khi cơ bị co giật

  • Mệt mỏi

  • Đau nhức cơ

  • Vận động chóng mệt cơ

  • Mất ý thức khi cơ co giật

3. Cảnh báo – CƠ BẮP CO GIẬT – Dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm

Có nhiều điều kiện khác nhau có thể gây hiện tượng giật cơ. Giật cơ với tần số, biên độ, nhỏ, trong khoảng thời gian ngắn thường là kết quả của các nguyên nhân liên quan đến lối sống, thường ít nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, cơ co giật nghiêm trọng hơn thường là kết quả của một tình trạng bệnh lý.

Một số nguyên nhân gây co giật cơ bạn không cần quá lo lắng

– Co giật sau khi vận động thể lực gắng sức là do cơ bắp bị mỏi hoặc dây thần kinh bị kích thích đột ngột ví dụ tập gym với cường độ cao, chạy bộ đường dài, bơi lội…mà thiếu sự khởi động ban đầu.

– Thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ, công việc có nhiều căng thẳng, stress…

READ  Thì hiện tại đơn: Khái niệm, dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng

– Rối loạn điện giải (canxi, magie, kali, natri) do cơ thể bị mất nước như nôn, tiêu chảy, sốt cao…, ăn không đủ chất, kiêng khem quá mức hoặc cơ thể kém hấp thu vì các bệnh rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm: Làm thế nào để tránh mất nước khi tập luyện thể thao?

– Sử dụng nhiều chất kích thích ví dụ cà phê, ca cao, socola, đặc biệt là hút thuốc vì nicotin trong khói thuốc có thể gây giật cơ, đặc biệt là cơ chân.

– Do tác dụng phụ của một số thuốc như corticosteroid, estrogen…

Nguyên nhân gây co giật có thể gây nguy hiểm

Đa số những trường hợp bị giật cơ trên đều không đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và không thuyên giảm thì bạn nên cảnh giác với những bệnh lý như sau:

  • Bệnh động kinh

  • Teo cơ tủy sống

  • Hội chứng Tourette

  • Bệnh Parkinson

  • Đa xơ cứng

  • Chứng xơ cứng teo bên tai (bệnh ALS hoặc Lou Gehrig)

  • Loạn dưỡng cơ bắp

Xem thêm: Teo cơ đùi – Điều trị và chăm sóc thế nào?

Tổn thương tế bào thần kinh

Ở người khỏe mạnh, các tế bào thần kinh sẽ kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới dẫn truyền hiệu lệnh từ não đến các cơ bắp diễn ra nhịp nhàng. Khi quá trình kết nối này gặp “trục trặc” sẽ gây ra hiện tượng co giật cơ. Phần lớn nguyên nhân là do tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng do chứng loạn dưỡng cơ bắp, bệnh thoái hóa thần kinh gây teo cơ hay bệnh teo cơ tủy sống.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nuôi dưỡng sớm tế bào thần kinh đã bị tổn thương sẽ bảo tồn được chức năng của chúng, giúp các tế bào thần kinh kết nối với nhau chính xác hơn. Điều này sẽ cải thiện triệu chứng run giật, đồng thời làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa não.

READ  MOREOVER LÀ GÌ? CÁCH DÙNG VÀ CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI MOREOVER

Co giật mí mắt

Co giật mí mắt có thể là dấu hiệu của bệnh khô mắt, tăng nhãn áp… hoặc do sự chèn ép vào tế bào thần kinh kiểm soát các cử động của cơ mặt như bại liệt, đa xơ cứng hoặc hội chứng tourette.

Bệnh thận

Khi thận làm việc không tốt, có thể gây ra triệu chứng cơ giật cơ bắp kèm theo mệt mỏi, phù, ngứa da…. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, hãy lưu ý kiểm tra chức năng thận thường xuyên.

4. Làm thế nào để hạn chế co giật cơ bắp?

Việc phòng ngừa ngay từ giai đoạn sớm sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bạn.Bạn cần hạn chế các yếu tố nguy cơ bằng cách:

  • Ngủ đủ giấc

  • Tránh stress, căng thẳng

  • Hoạt động thể lực vừa sức, tránh quá sức

  • Bổ sung đầy đủ các vitamin B, D, canxi

  • Ăn nhiều thức ăn có ma-giê như rau lá màu xanh đậm, các loại đậu đỗ, nhất là đậu nành và cơm gạo không quá trắng. Có thể uống bổ sung dưới dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Hiện tượng giật cơ nhẹ có thể gây khó chịu nhưng về bản chất sẽ không gây hại. Tuy nhiên, cần phân biệt hiện tượng giật bó cơ với giật sợi cơ. Giật sợi cơ nguy hiểm hơn rất nhiều, đây có thể là triệu chứng cho thấy một số sợi cơ đã bị cắt đứt liên lạc với dây thần kinh.

Nếu tình trạng giật cơ tái diễn nhiều lần, bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện để được kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, điện não đồ, điện cơ đồ EMG … nhằm xác định nguyên nhân gây giật cơ, từ đó các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến SĐT: 0399.16.1111 ✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ: SĐT: 0915.20.95.96 Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể. ❣️ Thân ái!!!