Hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc ngon, bổ dưỡng dễ dàng tại nhà

Từ xưa, cháo đã là một món ăn quen thuộc đối với tất cả mọi người. Tùy theo từng nguyên liệu mà món cháo sẽ có hương vị đặc sắc khác nhau. Trong đó, cháo cá lóc được rất nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu món ăn này đúng, không bị tanh. Vì vậy bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc ngon, bổ dưỡng tại nhà nhé!

Thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong cá lóc

Theo như những chuyên gia dinh dưỡng, trong khoảng 150gram thịt cá lóc sẽ cung cấp 118 kcal, với thành phần dinh dưỡng cơ bản như sau: 20 gram chất đạm, 4 gram chất béo, 15 gram carbs, 90 mg canxi, 240mg photpho,… Đặc biệt:

  • Protein chính trong cá lóc là albumin với rất nhiều lợi ích quan trọng cho sức khoẻ. Bên cạnh đó là các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • Chất béo trong cá lóc phần lớn là axit béo không bão hòa đa, góp phần tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin, giúp phục hồi các vết thương hiệu quả. Bên cạnh đó là nguồn omega-3, omega-6 quý rất tốt cho sức khoẻ.
READ  Bí quyết làm dạ dày xào sả ớt giòn thơm, khiến cơm trở thành điều không thể thiếu!

Tác dụng của thịt cá lóc đối với sức khỏe

Giúp hình thành và tăng trưởng lượng cơ bắp trong cơ thể

Cá lóc có chứa hàm lượng protein cao, là nguyên liệu chính cho quá trình hình thành và phát triển cơ bắp của cơ thể.

Đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể

Lượng albumin dồi dào trong cá lóc có thể giúp khắc phục, sửa chữa những tế bào và mô bị tổn thương, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào cũng như tăng tốc độ truyền tin đến hệ thống miễn dịch.

Giảm sưng tấy, phù nề

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng albumin, các phân tử trong máu sẽ bị lắng đọng và kết tủa, từ đó gây ra biến đổi về hình dạng của các tế bào máu, từ đó dẫn đến tình trạng sưng tấy, phù nề và bầm tím. Thịt cá lóc có chứa hàm lượng albumin rất cao. Do đó, chúng cũng giúp giảm các vết sưng rất hiệu quả.

Duy trì sự cân bằng nội môi

Albumin trong các lóc cũng giúp duy trì ổn định sự điều tiết của các chất lỏng trong cơ thể. Chúng sẽ giúp sản sinh ra nước trong máu để bổ sung vào các tế bào cơ thể khi chúng trong tình trạng thiếu chất lỏng.

Và ngược lại, khi cơ thể dư chất lỏng thì Albumin sẽ hỗ trợ thải bớt lượng chất lỏng dư ra khỏi tế bào rồi đưa ngược lại vào máu. Từ đó giúp nồng độ chất lỏng trong cơ thể luôn ở mức cân bằng.

READ  Hướng dẫn cách nấu chè hạt sen long nhãn thanh đạm, ngọt mát

Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Cấu trúc thịt cá lóc tương đối mềm do bản chất collagen thấp, do đó chúng rất dễ tiêu hóa.

Giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Trong cá lóc có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đó đây chính là thực phẩm hoàn hảo cho những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc người ốm đang trong quá trình hồi phục sức khỏe.

Cách làm cháo cá lóc thơm ngon tại nhà

Bí quyết sơ chế cá lóc sao cho không tanh

Để có một nồi cháo cá lóc ngon, trước hết bạn cần biết cách xử lý để cá không bị tanh:

  • Làm sạch cá bằng cách đánh vảy hoặc lạng bỏ bớt da, loại bỏ nội tạng cũng như bóc tách sạch phần màng trắng đục trong bụng cá, đặc biệt là gân máu dọc sống lưng.
  • Dùng muối hột để chà xát nhẹ nhàng khắp phần mình cá.
  • Dùng nửa trái chanh hoặc vài muỗng giấm để chà xát trực tiếp lên thân cá, từ đó loại bỏ nhớt.
  • Rửa sạch lại với nước và để thật ráo trước khi tẩm gia vị hoặc là chế biến món ăn.

Cách nấu cháo cá lóc rau đắng

Đây là một món ăn phổ biến tại vùng Tây Nam Bộ, cách làm như sau:

Nguyên liệu:

  • 1 con cá lóc nặng khoảng 700 – 800 gram.
  • 300 gram rau đắng (có thể thay bằng giá nếu không ăn được rau đắng).
  • 200 gram nấm rơm.
  • 150 gram gạo tẻ.
  • 1 củ cà rốt khoảng 100 gram.
  • Gừng, hành tím, tỏi, hành lá, ớt.
  • Gia vị nêm nếm vừa đủ.

Cách chế biến:

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

  • Cá lóc làm sạch, xát kỹ với gừng để không bị tanh. Cắt thành từng khúc vừa ăn rồi lóc hết xương lấy riêng phần phi lê cá.
  • Ướp cá đã được làm sạch với hạt nêm và tiêu và để trong vòng 15 phút.
  • Nấm rơm rửa sạch, thái mỏng.
  • Gừng và cà rốt, hành bào sợi và cắt nhuyễn (lưu ý, nhớ tách phần đầu hành để riêng).
READ  Tổng hợp 6 cách nấu cháo cua đồng thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng và dễ làm nhất

Bước 2. Nấu cháo cá lóc.

  • Rang gạo cho đến khi vàng, cháy xém và có mùi thơm. Sau đó vo sạch gạo và thêm nước vào nồi nấu cháo.
  • Cho hành tím vào chảo phi thơm rồi vớt ra bát.
  • Xào sơ nấm rơm, phi hành rồi bỏ cá vào rán sơ qua.
  • Cho cá vào nấu cùng với cháo đến khi gần chín thì tiếp tục cho cà rốt và nấm rơm vào khuấy đều.
  • Đun sôi cho đến khi chín rồi nêm nếm cho vừa với khẩu vị của gia đình.

Cách nấu cháo ám cá lóc

Nguyên liệu:

  • 1 con cá lóc nặng khoảng 700 – 800 gram.
  • 300 gram rau tần ô.
  • 50 gram rau thì là.
  • 150 gram gạo tẻ.
  • Hành tím, hành lá, gừng, tỏi.
  • Gia vị nêm nếm vừa đủ.

Cách chế biến cháo ám cá lóc:

  • Cho cá vào nồi luộc chung với một vài lát gừng, hành tím, muối và tiêu sọ xay. Lưu ý nhớ hớt bọt thường xuyên để nước thêm trong.
  • Sau khi cá chín thì vớt riêng ra dĩa và cho gạo đã được vo sạch vào nồi nước luộc cá để nấu thành cháo. Có thể cho thêm nước sôi vào nếu cháo quá đặc.
  • Sau khi cháo đã chính thì tiếp tục cho cá, thì là, hành lá vào nồi rồi để lửa nhỏ. Có thể nêm nếm lại cho vừa ăn.
  • Đợi đến khi nồi cháo sôi thì tắt bếp và múc ra chén thưởng thức cùng với rau tần ô.

Với hương vị thơm ngon, dễ tiêu hóa lại rất giàu dinh dưỡng, cháo cá lóc chính là món ăn tuyệt vời mà tất cả mọi người đều nên thử. Chắc hẳn với những cách nấu cháo cá lóc thơm ngon bổ dưỡng tại nhà mà Nhà thuốc Long Châu vừa cung cấp, bạn đã có thể làm ngay cho gia đình mình một nồi cháo thơm ngon rồi chứ!

Thảo My

Nguồn tham khảo: Tổng hợp