Mụn cám có nên nặn không? Khi nào có thể và những lưu ý cần biết

Mụn cám có nên nặn không? Khi nào có thể và những lưu ý cần biết

Mụn cám không nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bị mụn. Nếu điều trị mụn cám sai cách sẽ để lại sẹo trên da, làm da sần sùi, đen sạm. Vậy mụn cám có nên nặn không? Bài viết sau đây của ThS.BS.CKI Phạm Trường An, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về việc khi nào có thể nặn mụn cám? Cần lưu ý gì khi nặn mụn?

mụn cám có nên nặn không

Mụn cám là gì?

Mụn cám là một loại mụn đặc biệt, không gây đau đớn hay có mủ. Mụn thường có màu hơi đục hoặc đen, một số có màu trắng. Mụn xuất hiện từng mảng và lan rộng trên bề mặt da khiến da trở nên thô ráp. Mụn có thể xuất hiện trên da của bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Mụn cám đặc biệt phổ biến ở thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh.

Mụn cám được coi là tiền thân của nhiều loại mụn trứng cá. Khi lỗ chân lông tắc nghẽn hình thành những mụn nhỏ gọi là mụn cám. Nếu mụn cám kèm tổn thương hoặc nhiễm trùng, có thể dẫn đến mụn trứng cá nặng, viêm, sưng và có mủ.

Các vị trí thường nổi mụn cám

Mụn cám thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt ở vùng chữ T. Ngoài ra, mụn cám còn mọc ở nhiều vị trí: lưng, ngực, vai… Mỗi vị trí đều có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe.

  • Mụn cám ở trán: da ở trán mỏng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nên tiết ra một lượng lớn bã nhờn, dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. (1)
  • Mụn cám ở cằm: đây là vùng da thường không được làm sạch kỹ lưỡng nên rất dễ nổi mụn.
  • Mụn cám ở má: má có lỗ chân lông to, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nếu da không được làm sạch kỹ, bụi bẩn dễ tích tụ và gây ra mụn.
  • Mụn cám ở miệng: mụn thường xuất hiện do vệ sinh kém.
  • Mụn cám ở mũi: do tiết nhiều mồ hôi và rửa mặt không kỹ, bụi bẩn tích tụ trên da gây mụn. Mụn ở vùng này rất dễ chuyển thành mụn mủ hoặc mụn nang nếu chăm sóc không đúng cách.

Mụn cám có nên nặn không?

Không. Mụn cám mọc li ti trên da gây mất thẩm mỹ. Thông thường, thay vì nặn mụn, nhiều người dùng cách lột mụn nhằm loại bỏ mụn cám ra khỏi bề mặt da. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm gel lột mụn an toàn, nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho da.

READ  Những dáng lông mày đẹp xuất sắc, luôn gây sốt khiến ai cũng mê đắm

Trước khi thực hiện điều này, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, thao tác nhẹ nhàng để da không bị tổn thương. Tuy nhiên, cách làm này khó lấy sạch các nhân mụn sâu. Đồng thời, bất kỳ tác động nào lên da đều có thể khiến tình trạng nổi mụn trở nên trầm trọng hơn. Nặn mụn có thể gây ra một số vấn đề:

  • Da bị tổn thương: do lực nặn mụn quá mạnh nên đôi khi để lại sẹo rỗ.
  • Kích ứng da: một số thành phần trong gel lột mụn và miếng lột mụn có thể gây ngứa, rát và sưng da. Lực kéo nhân mụn ra khỏi da có thể khiến mụn nổi lên và còn gây tổn thương bề mặt da.
  • Lỗ chân lông to: thường xuyên nổi mụn khiến lỗ chân lông giãn nở liên tục và giảm độ đàn hồi, khiến mụn tái phát và trở nên trầm trọng hơn. Mụn bong tróc cũng có thể khiến da trở nên sẫm màu và kém sắc hơn.
  • Viêm da: lột mụn khiến lỗ chân lông to, là cơ hội cho vi khuẩn tấn công, không chỉ làm da sạm đen, xỉn màu mà còn gây viêm da, dẫn đến mụn mủ.

Nguyên nhân nào gây ra mụn cám?

Các nguyên nhân phổ biến gây ra mụn cám gồm:

1. Tế bào chết

Trong quá trình tái tạo tế bào, da thường bong tróc để loại bỏ tế bào chết. Lúc này, lỗ chân lông dễ tắc nghẽn do sự tích tụ của tế bào chết dẫn đến hình thành mụn. Đặc biệt, khi cơ thể bắt đầu lão hóa thì tốc độ tái tạo da chậm lại và các tế bào chết sinh ra sẽ được loại bỏ chậm hơn. Nếu bạn không tẩy tế bào chết vài lần một tuần, nguy cơ bị mụn trứng cá sẽ tăng lên.

2. Vệ sinh da không đúng cách

Chăm sóc da quá kỹ cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Vì khi da được tẩy trang, tẩy tế bào chết quá nhiều lần, lớp dầu tự nhiên trên da có thể vô tình bị cuốn trôi. Lúc này, cơ thể nhận thấy da đang thiếu dầu và sản sinh ra một lớp dầu mới để bù đắp lượng dầu đã mất đi. Khi lượng dầu tiết ra quá nhiều, lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn, gây ra mụn.

3. Tăng tiết bã nhờn

Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức cũng có thể khiến da bạn quá nhờn. Kết quả là lỗ chân lông tắc nghẽn và các tế bào chết dính lại với nhau, bám chặt vào da, tạo cơ hội cho mụn xuất hiện. Trong trường hợp này, có thể giải quyết bằng cách chọn loại sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ dầu thừa.

4. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Khiến lỗ chân lông bị tắc, dẫn đến hình thành mụn trên da, bởi không phải loại mỹ phẩm nào cũng phù hợp với da của bạn. Hãy hết sức thận trọng khi lựa chọn mỹ phẩm và tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào.

5. Môi trường nóng ẩm

Yếu tố nhiệt độ có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn. Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao cộng với khói bụi khiến da liên tục tiết dầu và gây mụn.

READ  Co giật mí mắt, điềm báo hay triệu chứng bệnh về mắt

6. Mất cân bằng nội tiết tố

Căng thẳng mạn tính, dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt không đều, tiền mãn kinh… đều có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể khiến lỗ chân lông bị tắc, dẫn đến hình thành mụn trứng cá.

7. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Cuộc sống hiện đại với những lo toan, áp lực công việc, thức khuya,… làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Tiếp theo đó là chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng,… Tuy không trực tiếp làm tắc nghẽn lỗ chân lông nhưng chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng, đổ nhiều mồ hôi cũng khiến tình trạng tắc nghẽn nặng hơn.

8. Tiền sử gia đình

Yếu tố gia đình cũng góp phần dẫn đến tăng tiết bã nhờn trên da. Bạn nên vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để hạn chế nổi mụn.

Thường xuyên đeo khẩu trang khiến lỗ chân lông bị bí cũng là một trong số các nguyên nhân phổ biến làm da nổi mụn cám
Thường xuyên đeo khẩu trang khiến lỗ chân lông bị bí cũng là một trong số các nguyên nhân phổ biến làm da nổi mụn cám

Thời điểm nào có thể nặn được mụn cám?

Không nên nặn mụn cám trước khi ra ngoài vì ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, khói bụi có thể xâm nhập vào lỗ chân lông gây hại cho da. Bạn có thể nặn mụn vào buổi tối, trước khi đi ngủ để da được phục hồi và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, bạn hạn chế nặn mụn cám vì sẽ dễ để lại sẹo. Bạn nến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng mụn cám trên da. Bác sĩ sẽ khám trực tiếp, quan sát và kiểm tra tình trạng kích ứng trên da, kết hợp các yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt và hoàn cảnh sống của người bệnh để chẩn đoán tình trạng mụn. Từ đó đưa ra chỉ định soi da và kiểm tra các xét nghiệm máu trước khi đưa ra phương pháp điều trị mụn cám cho người bệnh.

Tại chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bác sĩ sẽ khám, soi da, phân tích da,… và điều trị chuyên sâu. Ngoài ra, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc da phù hợp, giúp giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng da nổi mụn.

Nặn mụn cám như thế nào mới đúng cách?

Dưới đây là một số thói quen nặn mụn cám hiệu quả mà bạn nên áp dụng:

1. Xông hơi da mặt

Đây là bước vô cùng quan trọng và cần thiết nếu bạn muốn nặn mụn. Xông hơi da mặt có thể giúp lỗ chân lông mở và thông thoáng, giúp quá trình nặn mụn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì vậy, xông hơi luôn là phương pháp hiệu quả và an toàn giúp lỗ chân lông sạch sẽ, không bị tắc nghẽn. Hơn nữa, bước xông hơi này cũng rất đơn giản và không mất nhiều thời gian.

Đầu tiên, bạn đun sôi một nồi nước, sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu yêu thích vào nồi. Để phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên sử dụng tinh dầu trà xanh, dầu chà là trắng, dầu sả… Tiếp theo, đặt mặt cách chậu 30cm và trùm khăn dày lên đầu. Áp dụng phương pháp này trong 10 phút cho đến khi nước nguội thì dừng lại. Nếu ngại thực hiện, bạn có thể đắp một chiếc khăn mềm ngâm nước ấm lên mặt trong 5 – 7 phút.

READ  Đinh râu và những điều cần biết

2. Làm sạch dụng cụ

Sau bước xông hơi chúng ta bước vào bước chuẩn bị nặn mụn. Bạn cần chuẩn bị dụng cụ nặn mụn, dung dịch nước muối và bông gòn. Đảm bảo tay và dụng cụ nặn mụn của bạn sạch sẽ và được khử trùng. Bạn có thể ngâm sản phẩm trị mụn trong nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong 5 phút, sau đó rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn để đảm bảo vi khuẩn không lây lan sang da mặt.

3. Tiến hành nặn mụn cám

Để bắt đầu nặn mụn, bạn hãy dùng bông gòn thấm dung dịch nước muối để sát trùng da mặt. Tiếp theo, dùng đầu móc của dụng cụ nặn mụn cạy mở lớp biểu bì để lộ nhân mụn. Chỉ với một cú chạm, nhân mụn sẽ được nặn ra. Trong quá trình loại bỏ mụn, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức do đã xông mặt trước đó. Sau khi loại bỏ hết mụn, bạn nhớ thoa dung dịch nước muối lên vùng mụn để tránh nhiễm trùng. Đợi 5 phút cho đến khi mặt khô thì rửa sạch với nước.

Chỉ sử dụng lực nhẹ để nặn mụn cám
Chỉ sử dụng lực nhẹ để nặn mụn cám

4. Dưỡng da sau khi nặn mụn cám

Dù bạn có nặn tốt thì ít nhiều cũng sẽ để lại tổn thương cho da sau khi nặn. Vì vậy, các bước chăm sóc da sau khi nặn mụn đóng vai trò quan trọng không thể bỏ qua. Buổi tối là thời điểm tốt nhất để thực hiện quy trình chăm sóc da chuyên sâu. Ngoài ra, nặn mụn vào ban đêm có thể giúp da có thời gian nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và bụi bẩn từ môi trường xung quanh.

Sau khi nặn mụn, bạn cần rửa sạch mặt rồi thoa nhẹ nhàng nước hoa hồng lên khắp mặt. Nước hoa hồng không chỉ giúp khử trùng và cân bằng độ pH mà còn có tác dụng se khít lỗ chân lông cực kỳ hiệu quả.

Lưu ý quan trọng giúp ngăn ngừa mụn cám quay trở lại

Mụn cám thường tái đi tái lại nếu chúng ta không vệ sinh da đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp ngăn ngừa mụn cám quay trở lại:

  • Giữ làn da luôn sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Tùy thuộc vào tình trạng da mà chúng ta có thể kết hợp sử dụng sữa rửa mặt có acid salicylic để ngăn ngừa và điều trị mụn cám hiệu quả.
  • Nếu bạn phải trang điểm thì nên tẩy trang sạch sẽ trước khi nặn mụn để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập, gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ 1-2 lần/tuần để làn da luôn sạch sẽ và giúp lỗ chân lông thông thoáng.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với các bệnh về da: mụn bọc, vảy nến, zona, lang ben, các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm ký sinh trùng, xóa xăm, xóa nám, xóa sẹo, tẩy lông, trị mụn, nhất là mụn bọc… Hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu chính ngạch từ các nước tân tiến trên thế giới giúp rút ngắn quá trình điều trị, nhanh chóng hồi phục sức khỏe da và mang lại sự tự tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bài viết trên đã giúp các đọc giả hiểu được “mụn cám có nên nặn không“. Mụn cám tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ da. Vì vậy, thay vì tự nặn mụn cám hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả mụn cám.