Có nên nặn mụn đầu đen không? 3 lý do khiến bạn phải cân nhắc

Có nên nặn mụn đầu đen không? 3 lý do khiến bạn phải cân nhắc

Mụn đầu đen rất phổ biến, hầu hết mọi người đều từng nổi mụn đầu đen, phổ biến nhất ở thanh thiếu niên. Kết cấu mụn đầu đen nổi trên da rất dễ nhận thấy nên nhiều người thường nặn mụn. Vậy có nên nặn mụn đầu đen không? Bài viết này đưa ra 3 lý do giúp bạn cân nhắc.

có nên nặn mụn đầu đen không

Tổng quan về mụn đầu đen

1. Nguyên nhân

Mụn đầu đen hình thành do các tế bào chết và dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nổi mụn. Phần đầu mụn tiếp xúc với không khí bị oxy hóa chuyển thành màu đen gọi là mụn đầu đen. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ nổi mụn đầu đen, bao gồm: (1)

  • Da tiết nhiều dầu.
  • Vi khuẩn gây nổi mụn tích tụ ở trên da.
  • Tế bào chết làm nang lông bít tắc.
  • Rối loạn nội tiết tố chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc tránh thai.
  • Dùng một số loại thuốc như corticosteroids, lithium hoặc androgens.

2. Triệu chứng

Mụn đầu đen có phần đầu lộ rõ trên bề mặt da, màu sẫm, không gây đau hay viêm. Kết cấu mụn đầu đen tuy nổi lên bề mặt nhưng phẳng hơn mụn nhọt. Mụn đầu đen thường tồn tại dai dẳng trên da.

Có nên nặn mụn đầu đen không?

Không, người bệnh không nên nặn mụn đầu đen. Nặn mụn đầu đen bằng tay, không đảm bảo vệ sinh có thể đưa vi khuẩn vào sâu trong da. Hơn nữa, nếu bạn nặn với một lực mạnh sẽ vô tình đẩy mụn đầu đen vào sâu trong da. Điều này khiến da kích ứng, vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn, gây viêm và lỗ chân lông bị giãn to ra vĩnh viễn.

READ  Số đo 3 vòng chuẩn của nữ là bao nhiêu? Cách tính số đo 3 vòng đơn giản

Mặt khác nếu dùng miếng dán lột mụn, người bệnh có thể dễ dàng và nhanh chóng lấy sạch mụn khỏi lỗ chân lông. Tuy nhiên, hiệu quả của cách này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Những miếng dán này có thể kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn, gây nổi mụn đầu đen.

Thông thường, dụng cụ lấy mụn là thanh kim loại nhỏ có một đầu hình vòng tròn. Khi nặn mụn, nếu không dùng cây này đúng cách có thể gây tổn thương da và để lại sẹo. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được khám, chẩn đoán, lên liệu trình trị mụn và tiến hành lấy mụn đầu đen ra khỏi da triệt để. (2)

Vì sao không nên tự ý nặn mụn đầu đen tại nhà?

1. Không loại bỏ được nhân mụn tận gốc

Đôi khi có một số mụn đầu đen dai, khó nặn tận gốc. Người bệnh nặn, cạy và chọt không lấy sạch mụn mà còn khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào bên trong da và gây viêm. Ngoài ra, việc nặn mụn này còn làm lỗ chân lông giãn to ra vĩnh viễn.

2. Dầu và vi khuẩn có thể gây ra nhiều mụn đầu đen

Thông thường, bên trong lỗ chân lông mụn đầu đen ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Khi nặn mụn đầu đen, vi khuẩn bên trong mụn được giải phóng, lan sang các lỗ chân lông xung quanh, gây nổi mụn đầu đen. Hơn nữa, thói quen nặn mụn đầu đen tại nhà còn làm lỗ chân lông hở ngày càng lớn, nhân mụn sâu hơn và gây sẹo.

Nặn mụn đầu đen, vi khuẩn bên trong mụn được giải phóng, lan sang các lỗ chân lông xung quanh, gây nổi mụn nhiều hơn.
Nặn mụn đầu đen, vi khuẩn bên trong mụn được giải phóng, lan sang các lỗ chân lông xung quanh, gây nổi mụn nhiều hơn.

3. Nặn mụn gây kích ứng da

Việc nặn mụn sẽ gây ép và tạo áp lực lên da, gây kích ứng, viêm và để lại sẹo. Hơn nữa, khi người bệnh dùng tay nặn mụn có thể gây tổn thương da nghiêm trọng lên các mô xung quanh mụn đầu đen làm khu vực này sậm màu và khó hồi phục lại.

Các vị trí “mụn đầu đen” ưa thích: Mụn đầu đen ở cằm, mụn đầu đen ở mũi, mụn đầu đen ở trán

Những thói quen sinh hoạt giúp giảm thiểu mụn đầu đen

1. Chăm sóc da đúng cách

  • Rửa mặt 2 lần 1 ngày và sau khi tập thể thao.
  • Tẩy trang vào cuối ngày.
  • Không rửa với nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không chà xát da mặt.
  • Không nặn, chạm, cạy vùng da mụn.
  • Tránh tiếp xúc ánh nắng của mặt trời.
  • Tránh sử dụng chăm sóc da làm bít tắc lỗ chân lông.
READ  Những hình ảnh đẹp của cô gái xinh đẹp Hàn Quốc

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống healthy

Chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh là cách giảm thiểu mụn đầu đen hiệu quả. Trong thực đơn ăn uống, hãy giảm tinh bột, đường và thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, bạn nên bổ sung rau, trái cây, nước, khoáng chất và vitamin để giúp da trắng khỏe. Ngoài ra, bạn cũng cần tập thể dục 30 phút/ngày, đi ngủ sớm và chăm sóc da đúng cách.

3. Gội đầu thường xuyên

Trên tóc ẩn chứa vi khuẩn, bụi và dầu thừa. Khi bạn ngủ hoặc thả tóc làm vi khuẩn tiếp xúc với da mặt gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế tóc có thể khiến bạn nổi mụn. Vì vậy, hãy gội đầu thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/tuần để tóc luôn sạch, khỏe và hạn chế gây nổi mụn.

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị mụn đầu đen hiệu quả

1. Với làn da khô

Da khô có đặc tính thiếu độ ẩm nên mất đi sự căng mướt và mềm mịn. Vì vậy, chăm sóc và điều trị mụn đầu đen cho da khô cần bổ sung độ ẩm. Cụ thể:

  • Làm sạch da hàng ngày: dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu, bụi bẩn và vi khuẩn khỏi lỗ chân lông mà không gây khô da. Người bệnh chỉ rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, không rửa quá nhiều sẽ khiến da khô và mất độ ẩm tự nhiên.
  • Bôi kem trị mụn đầu đen:
    • Axit salicylic.
    • Axit azelaic.
    • Benzoyl peroxide.
    • Retinoid.
  • Tẩy tế bào chết: người bệnh nên thực hiện 2 lần/ tuần để lỗ chân lông giảm bít tắc. Với da khô nên dùng loại AHA có thể kích thích da sản sinh các yếu tố dưỡng ẩm cho da. Nếu da người bệnh nhạy cảm hơn, hãy dùng PHA. Loại này dịu nhẹ và không gây kích ứng mạnh như AHA.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: phương pháp này giúp da được dưỡng ẩm, giảm tiết dầu, lỗ chân lông thông thoáng và hạn chế nổi mụn.
READ  Đọc hiểu điềm báo Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo ngày và giờ
Bác sĩ tiến hành lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da và điều trị triệt để mụn.
Bác sĩ tiến hành lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da và điều trị triệt để mụn.

2. Với làn da dầu

Chăm sóc và điều trị mụn đầu đen đòi hỏi người da dầu cần dùng các sản phẩm có thể phá vỡ lớp dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông bên trong da, bao gồm:

  • Làm sạch da hàng ngày: Bước này rất quan trọng. Làm sạch da hàng ngày giúp giảm dầu thừa, bụi bẩn và các tế bào chết tích tụ trên da. Một cách làm sạch sâu cho da sau một ngày dài hoạt động bên ngoài là làm sạch kép. Đầu tiên, dùng nước tẩy trang gốc dầu để tẩy sạch lớp trang điểm và các chất khác tích tụ trên da. Sau đó, dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ gốc nước để làm sạch bề mặt da một lần nữa. Phương pháp làm sạch kép này sẽ giúp da bạn sạch sâu và dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất ở các bước chăm sóc da sau.
  • Bôi kem trị mụn đầu đen:
    • Axit salicylic.
    • Axit azelaic.
    • Benzoyl peroxide.
    • Retinoid.
  • Tẩy tế bào chết trên da: da dầu nên dùng hoạt chất BHA, đặc biệt là axit salicylic để làm sạch lỗ chân lông khỏi tác nhân gây mụn. Nếu da thâm do sẹo mụn, hãy dùng nồng độ axit cao hơn để kích thích tái tạo tế bào da.
  • Đắp mặt nạ đất sét: mặt nạ này có thể hấp thụ lượng dầu trên da. Từ đó, da có thể kiểm soát sự hình thành và phát triển của mụn đầu đen.
Chăm sóc và điều trị mụn đầu đen đòi hỏi người da dầu cần dùng các sản phẩm có thể phá vỡ lớp dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông bên trong da.
Chăm sóc và điều trị mụn đầu đen đòi hỏi người da dầu cần dùng các sản phẩm có thể phá vỡ lớp dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông bên trong da.

Vậy mụn đầu đen có nên nặn không? Nếu người bệnh tự nặn mụn đầu đen đôi khi còn khiến tình trạng mụn nặng hơn, thậm chí còn để lại thâm sẹo. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và lên liệu trình điều trị mụn triệt để và an toàn. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Mụn đầu đen tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nổi rõ trên da nên gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti và cố gắng tìm cách nặn sạch mụn. Thông qua bài “Có nên nặn mụn đầu đen không? 3 lý do khiến bạn phải cân nhắc”, mong rằng người bệnh hiểu được và biết cách trị mụn đầu đen triệt để mà không để lại thâm sẹo.