Lượng calo có trong nước mía

Một loại nước giữ được giá trị dinh dưỡng cao khi được ép ra lấy nước và được ưa chuộng nhất trong mùa hè không thể không kể đến nước mía. Ngoài tác dụng làm mát và giải khát thì nước mía có vô cùng nhiều tác dụng khác và thành phần dinh dưỡng cực tốt, mà bạn đọc có thể tìm hiểu qua bài viết lượng calo có trong nước mía.

Lượng calo có trong nước mía là bao nhiêu?

Theo con số thống kê chung thì 100ml nước mía có khoảng 269,1 calo. Ngoài ra trong 100ml có các thành phần dinh dưỡng khác đó là Natri 58mg, Kali 63mg, Sắt 3.6mg, Magie 10mg, Canxi 13mg…

Trong khối lượng của nước mía này có tới 73 gram ( khoảng 70 phần trăm) là cacbonhydrat có thành phần chủ yếu là đường. Thế nên các bạn nên nhớ rằng lượng đường này khi được tiêu hóa vào cơ thể con người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng lớn mà có thể bị dư thừa và tích tụ lại thành mỡ và tăng cân.

Vậy nên nước mía rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn phải có sự cân bằng và chế độ uống hợp lý. Khi uống nước mía liên tục trong thời gian dài, không chỉ béo phì mà những vấn đề sức khỏe khác có thể mắc phải đó là tiểu đường…

Tác dụng của nước mía

Chống mệt mỏi: Nước mía là món đồ uống quen thuộc khi bạn đã lao động vất vả sau một ngày dài hay buổi trưa đầy nắng gắt. Lượng glucose dồi dào có trong nước mía sẽ giúp người dùng bổ sung nước và năng lượng cho cơ thể.

READ  Mũi khoằm là gì? Có nên thay đổi dáng mũi hay không?

Nếu lựa chọn sản phẩm nước tăng lực, nước ngọt đóng chai thì tốt nhất hãy chọn lựa nước mía vì chúng tốt cho sức khỏe hơn. Hàm lượng đường tự nhiên có trong nước mía có chỉ số Glycemic rất thấp và ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh mức glucose trong máu thay vì sử dụng các thực phẩm nhiều đường hóa học khác.

Chống sâu răng: Hàm lượng khoáng chất có trong nước mía khá cao nên chúng có thể phòng chống sâu răng đẩy lùi tình trạng hôi miệng. Một cốc nước mía ngon lành sau ăn sẽ rất có ích cho khoang miệng và răng lợi.

Ngăn ngừa sỏi thận, giữ nước cho cơ thể : Sỏi thận hình thành do mất nước, uống nước mía sẽ bổ sung nước cho cơ thể hiệu quả. Nhất là trong mùa hè, mồ hôi đổ ra liên tục khiến cơ thể bạn bị mất nước. Nếu uống nước mía liên tục một cách khoa học thì chúng không chỉ giữa nước cho cơ thể mà còn có vai trò trong việc phá vỡ sỏi thận hình thành trong cơ thể.

Chữa bệnh vàng da: Do sự xuất hiện của billirubin trong máu, nước mía sẽ là một phương thuốc tự nhiên cực kỳ hiệu quả để chữa bệnh vàng.

Bệnh xảy ra do chức năng gan suy giảm. Bên cạnh đó, nước mía có thể khôi phục lại chức năng của gan. Việc uống nước mía mỗi ngày sẽ giúp làn da của bạn được cải thiện.

READ  Chi phí cấy tóc bệnh viện da liễu TPHCM có đắt không? Bảng giá chi tiết 2023

Một số công dụng khác của nước mía có thể kể đến đó là: Chất policosanol trong nước mía sẽ làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giữ ấm cơ thể, chữa bệnh cúm và cảm lạnh, tốt cho móng….

Lưu ý khi sử dụng nước mía

Không sử dụng nước mía khi đang dùng thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu.

Không được để nước mía quá lâu và quá lạnh trong tủ lạnh.

Phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều mía trong thời gian thai kỳ vì có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể và thai nhi.

Những người đang trong tình trạng béo phì cũng nên hạn chế uống nước mía.

Vừa rồi bài viết Lượng calo có trong nước mía đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về nước mía. Hi vọng bạn có thực đơn hiệu quả và phù hợp với các loại thức uống mùa hè.