AgI màu gì, hóa chất này có những tính chất đặc trưng nào? Ứng dụng quan trọng ra sao? Hãy cùng VietChem tham khảo những thông tin để hiểu hơn về Bạc iotua nhé.

1. Bạc Iot AgI là gì?

  • Bạc iotua là một hợp chất giữa bạc và iot, nó có công thức hóa học là AgI.
  • Chất không tan trong nước.
  • Công thức phân tử: AgI.
  • Công thức cấu tạo: Ag – I.

2. Những tính chất lí hóa của AgI

2.1 Tính chất vật lí và nhận biết AgI

AgI là một chất rắn, có màu vàng đậm, không tan trong nước, dễ bị phân hủy khi có ánh sáng mặt trời.

Nhận biết AgI như nào? Khi hóa chất này để trong không khí sẽ bị phân hủy khi có ánh sáng, chuyển từ màu vàng sang màu xám của kim loại bạc.

2AgI → 2Ag + I2

Tính chất vật lí và nhận biết AgI

Tính chất vật lí và nhận biết AgI

2.2 Tính chất hóa học của AgI như nào?

Sau đây là những tính chất hóa học nổi bật của Bạc iotua:

Dễ bị phân hủy:

2AgI → 2Ag + I2

Tác dụng với ammoniac:

AgI + H2O + 2NH3 → HI + Ag(NH3)2OH

Tác dụng với kiềm đặc:

READ  Những từ vựng tiếng Anh dài nhất thế giới: Có từ cấu tạo bởi 189.819 chữ cái, người bản xứ đọc cũng trẹo lưỡi

2NaOH + 2AgI → 2NaI + Ag2O + H2O

3. AgI màu gì?

Như chúng ta đã biết, AgI là chất rắn, có màu vàng đậm.

AgI màu gì

AgI màu gì

>>>XEM THÊM:Amoni photphat là gì? Công thức cấu tạo và những ứng dụng quan trọng

4. Tham khảo màu một số chất kết tủa và dung dịch quen thuộc

Nếu bạn biết được màu sắc, mùi vị đặc trưng của các chất kết tủa hay dung dịch sẽ giúp chúng ta dễ dàng vận dụng vào trong học tập, công việc dễ dàng hơn. Sau đây là màu sắc của các chất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ:

4.1 Hợp chất của Fe

  • Fe(OH)3↓: kết tủa nâu đỏ
  • FeCl2: dung dịch lục nhạt
  • FeCl3: dung dịch vàng nâu
  • Fe3O4 ↓ (rắn): màu nâu đen

4.2 Hợp chất của Cu

  • Cu: màu đỏ
  • Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam
  • CuCl2: tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây
  • CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam
  • Cu2O↓: đỏ gạch
  • Cu(OH)2↓: kết tủa có màu xanh lơ (xanh da trời)
  • CuO↓: kết tủa màu đen
Cu(OH)2 là kết tủa màu xanh lơ

Cu(OH)2 là kết tủa màu xanh lơ

4.3 Hợp chất của Zn

Zn(OH)2↓: kết tủa keo trắng

4.4 Hợp chất của Ag

  • Ag3PO4↓: kết tủa vàng nhạt
  • AgCl↓: kết tủa trắng
  • AgBr↓: kết tủa có màu vàng nhạt (trắng ngà)
  • AgI↓: kết tủa có màu vàng cam (vàng đậm)
  • Ag2SO4↓: kết tủa trắng

4.5 Hợp chất của S

  • CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS: kết tủa đen
  • H2S↑ : mùi trứng thối
  • SO2↑ : mùi hắc, gây ngạt

4.6 Hợp chất của N

  • NO2↑ : màu nâu đỏ
  • N2O↑ : khí gây cười
  • N2↑ : khí hóa lỏng -196°C
  • NO↑ : Hóa nâu trong không khí
  • NH3↑ : mùi khai

4.7 Hợp chất của Na

  • NaCN : mùi hạnh nhân, kịch độc
  • NaCl(r): muối ăn
  • NaOH : xút ăn da
  • NaClO : thành phần của nước Javen, có tính oxi hóa
READ  Sinh Học 12 Bài 2: Phiên Mã Và Dịch Mã Lý Thuyết, Bài Tập

4.5 Hợp chất của Ca

  • CaSO4.2H2O : thạch cao sống
  • CaSO4↓ : thạch cao khan
  • CaO : vôi sống
  • Ca(OH)2 : vôi tôi

4.5 Hợp chất của Cr

  • CrO : màu đen
  • Cr(OH)2↓ : vàng hung
  • Cr(OH)3↓ : xám xanh
  • CrO3 : đỏ ánh kim (độc)
  • CrO42- : vàng
  • Cr2O72- : da cam

4.5 Hợp chất khác

  • CdS↓ : vàng cam
  • MgCO3↓: kết tủa trắng
  • BaSO4: kết tủa màu trắng
  • BaCO3: kết tủa màu trắng
  • CaCO3: kết tủa màu trắng
  • PbI2: vàng tươi
  • C6H2Br3OH↓ : kết tủa trắng ngà
  • KMnO4 : thuốc tím (thành phần thuốc tẩy).
  • C6H6Cl6 : thuốc trừ sâu 666
  • H2O2: nước oxy già
  • CO2↑ : gây hiệu ứng nhà kính
  • CH4↑ : khí gas (metan)
  • K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O : phèn chua
  • CH3COOH : có mùi chua của giấm, giấm ăn là acid acetic 5%
  • Cl2↑ : xốc, độc, vàng lục
  • C3H5(ONO2)3 : thuốc nổ lỏng

5. Điều chế, sản xuất AgI như thế nào?

Có nhiều cách để giúp điều chế, sản xuất AgI như sau:

  • Cho bạc nitrat tác dụng với kali iotua để tạo AgI, theo phương trình phản ứng sau:

AgNO3 + KI → AgI + KNO3

  • Hòa tan AgI trong axit HI rồi làm loãng chúng thì thu được β-AgI
  • Hòa tan AgI trong dung dịch AgNO3 đặc thì thu được α-AgI[2].

6. Bạc iotua AgI có những ứng dụng quan trọng nào?

  • Được sử dụng để làm chất sát trùng và chất gom mây tạo mưa nhân tạo: Cần mất khoảng 50.000kg AgI ở dạng cấu trúc β-AgI được dùng để tạo nên những cơn mưa nhân tạo mỗi năm.
  • Còn được sử dụng trong nhiếp ảnh: Vì nó là một vật liệu có khả năng phản ứng khi có ánh sáng, được dùng để thu được các vật liệu cảm quang như cuộn ảnh mà các tinh thể được áp dụng.
  • Giúp loại bỏ iốt phóng xạ, vì nó có tính không hòa tan cao.
Bạc iotua AgI có những ứng dụng quan trọng nào

Bạc iotua AgI có những ứng dụng quan trọng nào

READ 

7. AgI có nguy hiểm không?

Nếu tiếp xúc quá mức với AgI có thể dẫn đến hiện tượng bị sạm da do bạc, đặc trưng bởi sự đổi màu cục bộ của mô cơ thể.

Gây ra một số thiệt hại khi bạc Iodua hòa tan trong nước.

Nó là một hợp chất độc hại với con người, động vật, thực vật. Do đó, có khá nhiều tranh cãi khi sử dụng bạc iodua AgI để giúp điều chỉnh khí hậu, tạo mưa nhân tạo.

AgI có nguy hiểm không

AgI có nguy hiểm không

8. Mưa nhân tạo là gì và cách tạo ra chúng như nào?

8.1 Lịch sử của mưa nhân tạo

Người đầu tiên chế tạo ra mưa nhân tạo là Vincent Schaefer (một nhà hóa học) vào năm 1946, ông đã đưa cacbon dioxit vào các đám mây, kết quả tạo ra một trận mưa tuyết ở Schenectady, ngoại ô New York, Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu mưa nhân tạo từ lâu nhưng việc ứng dụng nó rất khó, bởi chi phí cao, công nghệ phức tạp và cần rất nhiều ngành tham gia. Mưa nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam xảy ra vào năm 1959 nhờ sự hơp tác với các nhà khoa học Trung Quốc, đã phải dùng máy bay rắc muối bột vào các đám mây.

8.2 Điều kiện và cách tạo ra mưa nhân tạo

  • Đầu tiên là phải có mây. Nếu không có mây thì phải tạo ra (mây nhân tạo) bằng cách đưa máy bay hay tên lửa phun hoặc bắn các hóa chất (CaCl2, Ca2C và CaO, hợp chất muối, ure và anlonium nitrat) kích thích không khí đi lên tạo thành mây.
  • Tiếp theo là giai đoạn tích lũy: Số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt tăng lên trong những đám mây.
  • Giai đoạn cuối: Máy bay phun vào các khối mây các loại hóa chất chậm đông như iot bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng sẽ gây mất cân bằng và tạo ra nước, khi kích thước lớn, nó sẽ rơi xuống mặt đất, đó chính là mưa nhân tạo.

Mong rằng với bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn AgI màu gì cùng những thông tin cần biết về hóa chất Bạc iotua, mức độ nguy hiểm cũng như cách tạo ra mưa nhân tạo như thế nào. Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của VietChem để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé.