Ăn Dặm Truyền Thống – Ăn Dặm Kiểu Nhật hay BLW?

Ăn Dặm Truyền Thống – Ăn Dặm Kiểu Nhật hay BLW?

1. Ăn dặm là gì?

Ăn dặm (ăn bổ sung, ăn sam) là thời kỳ bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang chế độ ăn các thức ăn giống như người lớn.

Bởi vì khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé bước vào giai đoạn phát triển mới với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao mà sữa mẹ không đáp ứng được hoàn toàn nữa, bé cần phải ăn thêm thức ăn bên ngoài.

Nhưng ăn dặm không đơn giản chỉ là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bé, đó còn là quá trình bé tập nhai và nuốt, tập làm quen với các mùi vị và dạng thức ăn mới, giúp hệ tiêu hoá hoàn thiện, giúp cơ hàm của bé phát triển.

Vì thế đây là quá trình cực kỳ quan trọng, giúp tạo nền tảng cho thói quen ăn uống tốt của bé sau này, cũng tức là tạo nền tảng cho sự phát triển thế chất và trí não của bé.

2. Dấu hiệu cho mẹ biết con muốn ăn dặm ở mỗi phương pháp là gì?

a. Phương pháp ADTT (Ăn Dặm Truyền Thống)

– Bé chảy nhiều dãi

– Nhú mầm răng

– Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ

– Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia

– Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bú mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm.

– Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn: nhìn chằm chằm khi người lớn ăn.

– Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9kg.

b. Phương pháp ADKN (Ăn Dặm Kiểu Nhật)

– Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm

– Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn.

– Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cáp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm

– Trẻ nhanh đói. Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ bú, lúc dó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

READ  Cách Nấu Cháo Thịt Dê Đậu Xanh Ngọt Mềm, Dinh Dưỡng

– Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.

c. Phương pháp BLW (Baby Led Weaning)

Khi bé được khoảng 5.5 tháng tuổi, nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu dưới đây thì có thể cho bé bắt đầu thử sức với phương pháp Baby led weaning. (BLW)

– Bé đã có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi

– Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.

– Bé với tay chộp lấy đồ và đưa vào mồm chính xác.

– Bé đã gần đủ (hoặc hơn) 6 tháng tuổi

3. Thời kỳ ăn dặm chia ra các bước ở 3 phương pháp như thế nào?

Bột Ăn Dặm Việt Lộc Không Rau
Bột Ăn Dặm Việt Lộc Không Rau

a. Phương pháp Ăn Dặm Truyền Thống

– 6 – 7 tháng: Cho bé ăn bột loãng (Bột Ăn Dặm Việt Lộc). Thịt và rau mẹ xay mịn hoặc giã mịn rồi nấu cho bé ăn cả phần cái, cũng có thể nấu cháo rồi đem xay nhuyễn.

– 8 – 9 tháng: cho bé ăn bột đặc hoặc cháo xay. Thịt và rau xay nhuyễn hoặc giã nhỏ cho bé ăn cả phần cái

– 10 – 12 tháng: Cho bé ăn bột đặc hơn hoặc cháo nấu nhừ đánh nhuyễn hay đánh rối. Thịt và rau vẫn xay hoặc băm nhỏ tuỳ khả năng ăn của bé.

– 1 – 2 tuổi: Cho bé ăn cháo vỡ hạt, cháo xay rối và dần dần ăn cháo nguyên hạt. Thịt và rau băm lợn cợn dần để bé quen với đồ ăn thô. Với những bé thích ăn thô sớm, có thể cho ăn cơm nát, mì, bún, phở hoặc cơm xay.

– Trên 2 tuổi: Bé ăn cơm mềm, đồ ăn nấu mềm và xắt nhỏ. Vẫn nên chế biến thức ăn riêng cho bé.

Bột Ăn Dặm Việt Lộc
Bột Ăn Dặm Việt Lộc

b. Phương pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật

Chia làm 4 giai đoạn ăn dặm, điều chỉnh độ cứng của đồ ăn phù hợp với sự phát triển của trẻ. Độ thô thức ăn được tăng dần.

– Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng tuổi

=> “Giai đoạn nuốt chửng” Bạn hãy quan sát tình trạng của trẻ và bắt đầu cho ăn dần từ một ngày một lần một thìa. Giai đoạn này trẻ vẫn chưa nghiền nát được thức ăn trong miệng nên chúng ta chế biến đồ ăn nhuyễn và dễ nuốt. Chúng ta chỉ cho trẻ ăn khi đói.

– Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi

=> “Giai đoạn nhai trệu trạo” Trẻ có thể nghiền nát thức ăn dạng hạt mềm bằng lưỡi. Một ngày, bạn cho trẻ ăn hai lần, việc cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng là điều quan trọng để trẻ biết được nhiều vị và cảm nhận bằng lưỡi.

READ  Cách nấu cháo thịt bằm lá tía tô giúp trị dứt bệnh cảm cúm cực nhanh

– Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng tuổi

=> “Giai đoạn nhai tóp tép” Trẻ đã có thể ăn được những đồ ăn cứng mà có thể dùng lợi để nghiền nát. Chúng ta tạo thói quen về bữa ăn cho trẻ thành 1 ngày ăn 3 lần. Tạo không khí ăn uống vui vẻ cho trẻ cùng gia đình cũng rất quan trọng.

– Giai đoạn 4: 12 – 18 tháng tuổi

=> “Giai đoạn nhai thành thạo” Trẻ ăn được những đồ ăn cứng mà có thể cắn bằng lợi. Chúng ta tạo cho trẻ nhịp điệu sinh hoạt xung quanh bữa ăn của trẻ. Trẻ sẽ bắt đầu ăn bằng tay nên giai đoạn này cũng cần trẻ tạo cho trẻ hứng thú tự mình ăn.

c. Phương pháp BLW

– Giai đoạn 1: Tập kỹ năng

=> Thức ăn của bé: Cắt thanh dài hoặc răng cưa dễ cầm

=> Đạm: chú ý một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng…

=> Rau: chưa ăn rau lá, các loại khoai bứ

=> Quả: Chưa ăn các loại quả trơn, có kích thước nhỏ, tròn, có hạt (Nho, Nhãn, Vải…)

=> Ngũ cốc: Chưa nên ăn cơm

=> Kĩ năng của bé: Kỹ năng nhai,bắt đầu biết cắn đồ ăn miếng lớn, nhai trệu trạo, có thể biết hoặc chưa biết nuốt, dễ bị oẹ

=> Tay: Bốc đồ ăn bằng cả bàn tay, lóng ngóng, vụng về, bóp nát đồ ăn, đưa vào miệng chưa chính xác

=> Đi Ngoài: Còn lẫn thức ăn lổn nhổn trong phân.

– Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng

=> Thức ăn của bé: Bé đã có thể ăn các thức ăn cắt nhỏ hơn, đa dạng loại thực phẩm và cách chế biến hơn

=> Đạm: Có thể chiên xào để đa dạng món ăn cho bé

=> Rau: Có thể ăn cọng rau lá, phần lá cần cắt nhỏ.

=> Ngũ cốc: Sau 1 tuổi nên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám

=> Quả: Bóc vỏ, cắt đôi, bỏ hạt các loại quả nhỏ

=> Kỹ năng của bé: Bé cầm được đồ ăn nhỏ hơn, trơn hơn, khi bé bốc nhón, bé nhón thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái giống như một gọng kìm Khi bốc nhón thành thạo, bé bắt đầu chơi với bát, đĩa và tập xúc thìa/nĩa, ban đầu bé xúc rất khó khăn, qua một thời gian dài luyện tập, bé mới có thể xúc thành thạo.

=> Đi Ngoài: Hệ tiêu hoá trưởng thành hơn nên phân bé đỡ lổn nhổn hơn

– Giai đoạn 3: Hoàn thiện kỹ năng

=> Thức ăn của bé: Bé ăn bữa ăn hoàn chỉnh giống người lớn

=> Kĩ năng của bé: Bé sử dụng thìa tốt và gọn gàng. Có thể bắt đầu tập và biết dùng đũa. Kỹ năng nhai va nuốt hoàn thiện Hệ tiêu hoá hoàn chỉnh gần như người lớn, phân của bé thành khuôn và hầu như không thấy lợn cợn (trừ khi ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ như bưởi, ngô).

READ  Tổng hợp 2 cách nấu chè chuối khoai lang ngọt bùi, thơm dẻo tại nhà

=> Thái độ ăn uống nghiêm túc, có niềm yêu thích với thức ăn

4. Ăn dặm theo phương pháp nào?

Cho con bú theo nhu cầu
Cho con bú theo nhu cầu

a. Ăn dặm truyền thống

Đặc trưng với cách nấu bột, cháo lẫn với thịt, rau thành một bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé, tiến độ ăn thô đi dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm người lớn, kéo dài từ 6 tháng đến khi bé được khoảng 2 tuổi. Bé thường được cho ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên bữa ăn thường kéo dài.

=> Ưu điểm:

– Đảm bảo cho bé bữa ăn đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm

– Dạ dày bé không phải làm việc quá sức sớm

– Việc chế biến của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian

=> Nhược điểm:

– Bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn, dẫn tới chóng ngán.

– Bé biết ăn thô muộn, nhất là khi mẹ không để ý đến việc tăng độ thô thức ăn dần dần cho bé

– Bé không có thói quen tập trung ăn uống.

b. Ăn dặm kiểu Nhật

Chú trọng chế biến riêng từng loại thức ăn, tinh bột, rau củ, thịt cá đều nếu thành món chứ không trộn lẫn vào nhau. Ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích cho bé ăn thô sớm, 1 tuổi đã có thể ăn cơm.

=> Ưu điểm

– Bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn

– Bé có khả năng ăn thô sớm

– Cho bé ăn nhạt

– Cho bé ngồi ghế ăn, ăn tập trung, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi, không ép ăn

=> Nhược điểm

– Mẹ mất nhiều thời gian nấu nướng, chế biến. Các mẹ ở Nhật sau khi sinh thường nghỉ hẳn ở nhà nuôi con nên có điều kiện thực hiện chế độ ăn uống này cho bé.

– Giai đoạn đầu tập cho bé ăn đủ các nhóm dinh dưỡng khá khó khăn nên có thể bé tăng cân chậm

– Mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và người xung quanh khi theo phương pháp này

c. Ăn dặm BLW

Phương pháp này phổ biến ở các nước châu Âu và Mỹ. Đặc trưng của ăn dặm theo các này cho bé ăn thô như người lớn ngay từ đầu, không nấu cháo nấu bột. Bé ăn cùng bàn cũng bữa với người lớn. Bé không dùng thìa dĩa, mẹ chỉ bày một số món ra và bé tự quyết định sẽ ăn gì.

=> Ưu điểm:

– Bé ăn thô sớm

– Bé sớm khám phá được mùi vị, màu sắc, kết cấu của từng loại thức ăn.

– Bé hình thành thói quen ăn tự giác, tập trung, đúng giờ sớm

– Mẹ không mất công chế biến nhiều

=> Nhược điểm

– Thời gian đầu bé có thể ăn được rất ít, bé tăng cân chậm

– Đồ ăn to cũng có nguy cơ bé bị hóc nghẹn nhiều hơn

– Mẹ mất nhiều thời gian dọn dẹp “chiến trường” của bé

– Mẹ chịu nhiều áp lực từ gia đình và mọi người xung quanh.

Như vậy mỗi phương pháp ăn dặm đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, mẹ có thể lựa chọn phương pháp nào phụ hợp với bé và hợp với điều kiện của mẹ.