Tổng Quan

Địa lý

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần diện tích đất liền là 330.000 km2, một khu vực biển rộng với một thềm lục địa rộng lớn, và một chuỗi quần đảo kéo dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan.

Trên bản đồ, lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S kéo dài. Lãnh thổ Việt Nam có chiều dài xấp xỉ 1.750 km, kéo dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, và chiều rộng từ 50 km đến 600 km. Tổng chiều dài đường biên giới nội địa là 4.230 km, bao gồm 1.650 km biên giới chung với CHND Trung Hoa ở phía Bắc, 1.650 km chung với CHDCND Lào ở phía Tây, và 930 km chung với Vương quốc Campuchia ở phía Tây và Tây Nam.

Diện tích biển của Việt Nam nằm ở phía Đông, phía Nam và biên giới phía Tây Nam với vùng lãnh hải Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Philípin và Thái Lan. Việt Nam sở hữu một thềm lục địa rộng lớn, rất nhiều đảo và quần đảo ven biển và ngoài khơi. Các đảo và quần đảo chính là đảo Phú Quốc (cách bờ biển Hà Tiên 70 km), quần đảo Hoàng Sa (Paracel) (cách bờ biển Đà Nẵng 300 km), quần đảo Trường Sa (Spratly) (cách bờ biển Cam Ranh 500 km) và quần đảo Thổ Chu (cách bờ biển Rạch Giá 200 km).

Việt Nam có địa hình khá đa dạng, có cả đồng bằng, cao nguyên và vùng núi. Các vùng núi và rừng với hơn 7.000 loài thực vật chiếm 3/4 diện tích Việt Nam và có thể được chia thành 4 vùng chính: vùng núi phía Đông Bắc hay Việt Bắc, khu vực Tây Bắc; khu vực Bắc Trường Sơn và Cao nguyên Trung bộ. Các vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất là Đồng bằng sông Mêkông ở phía Nam và Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc.

READ  Hướng dẫn cách tải CH Play về điện thoại cực đơn giản không phải ai cũng biết

Thủ đô Việt Nam là Hà Nội, nằm ở phía Bắc của đất nước. Các thành phố chính bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (“TP.HCM”) ở phía Nam, Hải Phòng ở bờ biển Đông Bắc, Đà Nẵng, Huế và Nha Trang trên bờ biển phía Đông.

Khí hậu

Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đặc trưng của khu vực này là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa.

Ở phía Bắc, thay đổi khí hậu diễn ra trong cả 4 mùa: mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 4), với đặc trưng là các cơn mưa phùn và ẩm; mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7) là mùa nóng và mưa, mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) và mùa đông (từ tháng 10 đến đầu tháng 1 năm sau), mùa có nhiệt độ thấp nhất trong năm.

Ở khu vực miền Trung và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào phía Nam), khí hậu nóng quanh năm và có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).

Dân số và nhân khẩu học

Tổng dân số Việt Nam hiện nay là 98.945.400 người vào ngày 27/6/2022 (không bao gồm khoảng 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ) với độ tuổi trung bình 33,3, chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới, thứ 8 ở khu vực châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số. Đây cũng là đất nước có mật độ dân số cao nhất trong khu vực với 319 người/km2 với 37,1% dân số sống ở thành thị. Tuổi thọ trung bình cho cả hai giới ở Việt Nam là 75,6 tuổi. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 85,4% dân số, sống ở khu vực đồng bằng và ven biển.

READ  Hướng dẫn 3 Cách cách sao lưu iPhone cực dễ giúp bảo vệ dữ liệu của bạn

Dân cư phân bố không đồng đều, dân cư nông thôn chiếm khoảng 62,9% tổng số dân. Dân số phân bố không đồng đều ngay cả trong một vùng, ví dụ Đồng bằng sông Hồng và sông Mêkông chiếm 17,5% tổng diện tích, nhưng chiếm trên 41,39% tổng số dân cả nước, trong khi khu vực cao nguyên Trung bộ và vùng núi phía Bắc chiếm trên 48% diện tích, nhưng chỉ có khoảng 20,14% dân số sinh sống. Đối với khu vực thành thị, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố đông dân nhất, với dân số lần lượt là hơn 8,5 và khoảng 10 triệu người (Tuy nhiên, thực tế số người sinh sống có thể nhiều hơn do lượng người từ các địa phương khác đến làm việc nhưng chưa đăng ký tạm trú, thường trú trên địa bàn; ví dụ như dân số thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh là gần 14 triệu người).

Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hiện nay vào khoảng 0,95%/năm, vào loại cao nhất khu vực. Tỷ lệ gia tăng dân số cũng khác nhau giữa các vùng trong nước. Thông thường, khu vực miền núi và nông thôn có tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn nhiều so với khu vực đô thị, đặc biệt là Hà Nội và các thành phố lớn khác.

Ngoài ra, việc di dân từ khu vực nông thôn tới khu vực thành thị và/hoặc các thành phố lớn đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Lý do chủ yếu là ngành nông nghiệp đã được cơ khí hóa dẫn đến giảm bớt nhu cầu lao động trong khi đó nhu cầu lao động lại đang tăng cao ở khu vực thành thị và trong các khu công nghiệp.

READ  Top 7 phần mềm trộn đề trắc nghiệm tốt nhất cho giáo viên năm 2024

Ngôn ngữ

Mặc dù dân số Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hóa và ngôn ngữ riêng, song tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt) được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức của quốc gia để giao tiếp giữa tất cả các dân tộc tại Việt Nam. Mặc dù ngôn ngữ viết được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, trên thực tế có một số khác biệt trong cách nói tiếng Việt giữa người miền Bắc và miền Nam.

Trong số các ngôn ngữ nước ngoài tại Việt Nam, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất trong giao tiếp tại Việt Nam, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn được sử dụng ở đây. Mặc dù vậy, tiếng Pháp và tiếng Trung vẫn được sử dụng trong một bộ phận dân cư tại Việt Nam, chủ yếu vì lý do lịch sử. Nhờ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây, bao gồm Liên bang Xô viết, CHDC Đức, v.v. một bộ phận người Việt Nam có thể nói và hiểu tiếng Nga, tiếng Đức. Vì được sử dụng phổ biến, tiếng Anh, tiếng Pháp được sử dụng để hỗ trợ cho tiếng Việt, trong một số tài liệu pháp lý liên quan đến ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài.