Tại sao môi bị sưng? Cách trị sưng môi nhanh nhất ngay tại nhà

Có thể bạn quan tâm:

  • Răng bị ố vàng: Nguyên nhân và hướng điều trị

  • Bệnh Tưa lưỡi do nấm Candida

Triệu chứng khi bị sưng môi

Tùy vào nguyên nhân và cơ địa từng người mà triệu chứng khi bị sưng môi và dấu hiệu kèm theo ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp gồm:

  • Môi sưng phù, da môi căng tức.

  • Vùng môi bị sưng đỏ và nóng hơn bình thường.

  • Khó mở miệng, có cảm giác đau khi há miệng.

  • Cảm thấy ngứa, nóng rát, mất cảm giác tại vị trí môi bị sưng.

  • Một số người sẽ gặp tình trạng nổi mụn nước xung quanh môi.

Mức độ sưng của môi trên và môi dưới

Tùy vào nguyên nhân gây sưng môi, mức độ sưng của môi trên và môi dưới sẽ khác nhau:

  • Nếu môi bị sưng do chấn thương hoặc vết cắn, phần môi bị chấn thương nhiều hơn sẽ bị sưng to hơn.

  • Đối với người mắc hội chứng MMR (Miescher-Melkersson-Rosenthal), môi trên sẽ có xu hướng sưng nhiều hơn môi dưới.

  • Nếu bạn đi làm răng và được tiêm thuốc tê ở môi dưới thì môi dưới sẽ bị sưng sau khi ngủ dậy vào ngày hôm sau.

  • Một số bệnh lý có xu hướng khiến môi dưới sưng như bệnh viêm môi, ung thư môi,…

READ  Xăm lông mày bị hỏng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng sưng một bên miệng

Nếu bạn bị chấn thương một bên miệng thì có thể dẫn đến tình trạng sưng môi một bên miệng. Ngoài ra, vị trí bị sưng cũng có thể là do sự xuất hiện của một khối u nào đó hoặc là triệu chứng của đột quỵ/liệt dây thần kinh 7 ngoại biên. Nếu tự nhiên bị sưng môi một bên miệng sau khi ngủ dậy, bạn hãy kiểm tra miệng cẩn thận và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

Cách điều trị môi bị sưng hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà

Chườm lạnh

Để nhanh hết sưng môi, bạn có thể ngậm kem lạnh, đá viên hoặc chườm túi đá lạnh lên khu vực đó ít nhất từ 10-15 phút. Đối với trường hợp bị sưng môi do chấn thương, cứ mỗi 1-2 tiếng thì chườm lạnh 1 lần trong ít nhất 24 giờ sau chấn thương. Nếu tình trạng sưng kéo dài, hãy đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo rằng chấn thương không gây ảnh hưởng tới răng của bạn.

>>> Xem thêm: Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?

Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine

Nếu bạn bị phản ứng dị ứng nhẹ, có thể tự điều trị môi bị sưng tại nhà bằng thuốc kháng sinh histamin không kê đơn. Nếu cảm thấy tình trạng sưng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gặp khó khăn khi hít thở, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

READ  5 Cách Giảm Mở Bắp Chân Cấp Tốc Ngay Tại Nhà Mà Bạn Chưa Biết!

Vệ sinh môi sạch sẽ

Nếu như môi bị sưng nhưng không gây đau đớn, ngứa rát hoặc không có biểu hiện khác lạ thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, môi của bạn sẽ trở lại bình thường sau vài ngày. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hoặc nước súc miệng Colgate để làm sạch khoang miệng và vệ sinh môi.

Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng

Nếu môi bị sưng ngứa do sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm hoặc hóa chất, hãy hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bạn cũng nên tránh cắn hoặc chạm vào vùng môi bị tổn thương.