Mụn ẩn ở má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa [A-Z]

Mụn ẩn ở má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa [A-Z]

Mụn ẩn ở má có thể nổi ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Đặc biệt, thanh niên và thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị mụn ẩn. Vậy nguyên nhân gây mụn ẩn ở má là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa mụn như thế nào?

Mụn ẩn ở má

Mụn ẩn ở má là gì?

Mụn ẩn ở má là mụn nằm sâu trong nang lông, không có đầu mụn, không gây đau nhưng làm da sần sùi. Mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt nhưng dùng tay sờ sẽ thấy cộm trên bề mặt da. Mụn ẩn hình thành khi hỗn hợp bã nhờn dư thừa, vi khuẩn và bụi bẩn gây tắc lỗ chân lông. Vì vậy, người có da dầu sẽ dễ bị mụn ẩn hơn người có da khô.

Nguyên nhân nổi mụn ẩn ở 2 bên má?

Một số nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn ẩn ở 2 bên má bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống quá nhiều đường, dầu mỡ nhưng thiếu nước, rau và trái cây sẽ khiến da dễ nổi mụn.
  • Sinh hoạt không khoa học: Khi thức khuya hoặc căng thẳng, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tiết nhiều dầu khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và hình thành mụn ẩn ở má.
  • Vệ sinh da mặt không đúng cách: Bước quan trọng nhất trong chăm sóc da mặt là làm sạch da cẩn thận. Khi da không được làm sạch đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn gây tắc lỗ chân lông và hình thành mụn ẩn. Vì vậy, da cần được tẩy trang và rửa mặt sạch để loại bỏ các tế bào da chết, tạp chất thừa trong các loại mỹ phẩm và bụi bẩn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nổi mụn ẩn. Nội tiết tố thay đổi sẽ kích thích tuyến bã nhờn sản xuất dầu làm lỗ chân lông tắc nghẽn và hình thành mụn. Rối loạn nội tiết tố hay xảy ra ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt, người có chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ,…
  • Dị ứng, kích ứng mỹ phẩm: Dùng mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, khi bạn dùng quá nhiều mỹ phẩm làm bít tắc lỗ chân lông trên da và gây nổi mụn ẩn.
  • Da dầu: Người có da dầu có nguy cơ cao bị nổi mụn ẩn ở má hơn. Da dầu thường ứ đọng dầu thừa, tế bào chết và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn. Hơn nữa, da dầu cũng rất nhạy cảm và dễ bít tắc, nếu người bệnh không biết cách chăm sóc sẽ dễ nổi mụn.
  • Chạm, sờ tay lên mặt: Đây là thói quen rất dễ gây nổi mụn ở má. Tay bẩn dính nhiều loại vi khuẩn khác nhau, khi người bệnh chạm tay lên mặt sẽ vô tình giúp vi khuẩn tiếp xúc với da và gây mụn..
  • Ngủ nằm nghiêng: Da mặt tiếp xúc với gối không được giặt giũ trong thời gian dài khiến lỗ chân lông bít tắc. Hơn nữa, vi khuẩn từ gối, mền sẽ xâm nhập vào sâu trong da, gây mụn ẩn ở má.
  • Không thay khẩu trang đều đặn: Khi bịt khẩu trang, hơi ẩm từ miệng sẽ kèm theo các vi khuẩn bám vào khẩu trang. Nếu người bệnh dùng khẩu trang lâu mà không thay mới, vi khuẩn sẽ phát triển và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đeo khẩu trang cũng tạo một lực ma sát, người bị mụn hoặc có da nhạy cảm nên dùng khẩu trang mỏng, mịn để hạn chế tình trạng kích ứng da.
  • Không thay dây bảo hiểm: Dây bảo hiểm của nón bảo hiểm cũng tương tự như tóc chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường nên dễ gây mụn ẩn ở má.
  • Không thay vỏ gối định kỳ: Vỏ gối không sạch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển. Khi người bệnh nằm ngủ, bụi bẩn và vi khuẩn bám lên má, gây nổi mụn.
READ  Xem tướng tai chuột: Tích cách, vận mệnh cuộc đời
Mụn ẩn ở má là mụn nằm sâu trong nang lông, không gây đau nhưng làm da sần sùi
Mụn ẩn ở má là mụn nằm sâu trong nang lông, không gây đau nhưng làm da sần sùi

Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở má

Một số dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở má bao gồm:

  • Mụn không có đầu nhân, không gây viêm nhiễm và không có dấu hiệu sưng.
  • Mụn nằm sâu dưới da, bên trong các nang lông.
  • Nốt mụn có màu giống với da. Một vài trường hợp khác, mụn hơi ửng đỏ.
  • Mụn mọc thành từng cụm, có thể lan sang các vùng da xung quanh.
  • Vùng da má sần sùi.

Tham khảo thêm một số dấu hiệu mụn ẩn ở trên trán thường gặp

Nên làm gì khi phát hiện mụn ẩn ở má?

Khi phát hiện mụn ẩn ở má với tình trạng nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà như:

  • Không nặn mụn ẩn: Nặn mụn ẩn sẽ vô tình đẩy bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn đi sâu vào da và gây viêm. Không chỉ vậy, nặn mụn ẩn còn đưa vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ nặn mụn vào da làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, lâu lành và có thể để lại sẹo. (1)
  • Sử dụng một số hoạt chất có khả năng làm giảm bít tắc lỗ chân lông: Retinoids (adapalene, tretinoin, tazarotene, retinol), BHA, AHA,…, có khả năng làm giảm sừng hóa cổ nang lông, hạn chế được khả năng tích tụ tế bào chết, bụi bẩn vào gây sinh nhân mụn mới.
  • Dán miếng dán trị mụn: Trong miếng dán này có chứa axit salicylic có tác dụng trị mụn. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn sử dụng để tránh kích ứng da. (2)
  • Tránh các thành phần không phù hợp với da mụn: Không dùng mỹ phẩm có thành phần như dầu khoáng, silicone, gốc Petrolatum, cồn, tỷ lệ Oleic axit quá cao,… làm kích ứng da và nổi mụn.
  • Duy trì cuộc sống cân bằng: Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, chế độ ăn uống lành mạnh (không dầu mỡ, cà phê, thuốc lá,…) giúp da hồi phục nhanh.
READ  Ăn sữa chua có béo không? Hàm lượng calo trong sữa chua

Nếu người bệnh bị nhiều mụn ẩn hoặc mụn tái phát, hãy đi gặp bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da để được khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng mụn của mình.

Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của miếng dán trị mụn chứa axit salicylic để lấy nhân mụn ra ngoài an toàn, hạn chế gây kích ứng
Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của miếng dán trị mụn chứa axit salicylic để lấy nhân mụn ra ngoài an toàn, hạn chế gây kích ứng

Có nên nặn mụn ẩn ở má không?

Không nên tự nặn mụn ẩn ở má. Mặc dù, đây không phải là tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng như mụn sẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn bọc nhưng tốt nhất người bệnh gặp bác sĩ để được hướng dẫn nặn mụn đúng cách và an toàn.

Mụn ẩn ở má có tự hết không?

Có, 50% – 80% trường hợp mụn ẩn vẫn có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Nặn mụn không lấy sạch nhân mà còn khiến mụn sưng to, chứa đầy mủ và viêm nặng hơn. Theo thời gian, dù mụn ẩn ở má có thể tự hết nhưng mụn càng tồn tại lâu trên da sẽ càng làm lớp mô bên dưới bị tổn thương nhiều hơn. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị mụn ẩn phù hợp với tình trạng của mình.

Chẩn đoán tình trạng mụn ẩn ở má

Người bệnh có thể tự nhận ra các dấu hiệu của mụn ẩn ở má. Nếu mụn ẩn xuất hiện quá nhiều hoặc tái phát lại, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và đưa ra cách điều trị mụn ẩn phù hợp.

Cách điều trị mụn ẩn ở má

  • Dùng mỹ phẩm thu nhỏ lỗ chân lông: Lỗ chân lông to, tiết nhiều dầu dễ gây mụn ẩn ở má. Người bệnh cần dùng mỹ phẩm như serum, kem dưỡng da, mặt nạ,… để kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn và bổ sung dưỡng chất cho da.
  • Tẩy tế bào chết: Thực hiện việc này đều đặn 2 lần/tuần giúp da sạch, lỗ chân lông thông thoáng và ngăn mụn hình thành. Lưu ý, người bị mụn ở má nặng nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da mụn.
  • Kem bôi ngoài da: Kem kháng sinh, retinoid, axit salicylic, benzoyl peroxide, các loại kem dưỡng, sữa rửa mặt,… giúp giảm khuẩn và khô cồi mụn. Hãy hỏi bác sĩ da liễu để biết được loại nào phù hợp với tình trạng da của mình. (3)
  • Áp dụng công nghệ cao tại các cơ sở uy tín: điều trị mụn bằng công nghệ cao là một bước tiến nổi bật trong ngành thẩm mỹ y khoa. Một số phương pháp áp dụng công nghệ cao để điều trị mụn như:
    1. Laser: Dùng ánh sáng laser với bước sóng phù hợp với da tác động vào sâu bên trong mà không gây tổn thương da. Với tác động của tia laser, tuyến bã nhờn được kiểm soát, ổ vi khuẩn bị triệt tiêu, mụn giảm viêm, sưng và được điều trị dứt điểm, không lo bị sẹo.
    2. Peel da hóa học: Hợp chất hóa học tự nhiên giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết trên da. Hơn nữa, peel da hóa học còn giúp mụn ẩn ở má nhanh khô cồi và đẩy lên bề mặt da. Sau khi peel da hoá học, da trở nên mềm mịn và sạch mụn.
    3. Lấy nhân mụn: Người bệnh không tự ý dùng tay nặn mụn vì không đảm bảo vệ sinh. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được nặn mụn đúng quy trình và kỹ thuật.
    4. Dùng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ: Tùy vào nguyên nhân mụn hình thành bác sĩ sẽ kê thuốc trị mụn, điều hòa nội tiết tố và hỗ trợ chức năng gan khác nhau. Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng đúng liệu trình và không lạm dụng thuốc.
READ  Cách đắp mặt nạ sữa chua tại nhà đơn giản đẹp da
Điều trị mụn bằng công nghệ cao như soi da, laser, peel da hóa học,... là một bước tiến nổi bật trong ngành thẩm mỹ y khoa
Điều trị mụn bằng công nghệ cao như soi da, laser, peel da hóa học,… là một bước tiến nổi bật trong ngành thẩm mỹ y khoa

Biện pháp phòng ngừa mụn ẩn ở má

1. Giữ da sạch sẽ, vệ sinh da đúng cách

Dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, cụ thể vào buổi sáng và buổi tối để giữ da thông thoáng. Sau khi rửa mặt, da cần được dưỡng ẩm da đúng cách nhằm hạn chế việc tuyến bã nhờn sản xuất quá mức gây tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, người thường trang điểm cần tẩy trang, đặc biệt người bị mụn không nên trang điểm để tránh gây tắc nghẽn nang lông, ngăn mụn ẩn xuất hiện.

2. Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh

Thói quen sống không lành mạnh cũng gây nổi mụn ở má như:

  • Thức khuya.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Hút thuốc lá, rượu, bia,…

3. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất

Chế độ ăn uống cần giảm lượng tinh bột, đường, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Đồng thời, bạn nên bổ sung nhiều rau, trái cây, nước, khoáng chất và vitamin để làn da trắng sáng và khỏe mạnh hơn.

4. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến da bị kích ứng, ngứa mẩn đỏ, nổi mụn ẩn ở má. Tùy hàng rào bảo vệ da có thể chống lại những tác động của môi trường bên ngoài nhưng bạn không chăm sóc da đúng cách như dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ làm hàng rào này yếu đi.

5. Thay vỏ gối, drap giường thường xuyên

Vỏ gối, drap giường ngủ không thay thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi bạn ngủ, những vi khuẩn, bụi bẩn trên vỏ gối và drap giường sẽ dính lên má và gây nổi mụn.

Một số câu hỏi liên quan về mụn ẩn nổi ở má

1. Mụn ẩn ở má có điều trị khỏi được không?

Mụn ẩn ở má điều trị được. Tuy nhiên, việc điều trị mụn tại nhà không thể loại bỏ triệt để mụn mà còn có thể để lại sẹo. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được khám, chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng mụn của mình. (4)

2. Mụn ẩn ở má có xuất hiện lại không?

Có, mụn ẩn ở má có thể tái phát lại. Vì vậy, người bệnh cần trị mụn ẩn ở má tận gốc, lấy các nhân bên dưới da đúng cách và sử dụng thuốc thoa để mụn không tái phát.

3. Mụn ẩn ở má chữa ở đâu tốt?

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dày dặn trong điều trị các bệnh về da cùng các phương pháp thẩm mỹ và làm đẹp như: lang ben, vảy nến, mụn bọc, zona, xóa xăm, trị nám bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm ký sinh trùng, trị mụn, nhất là mụn bọc… Hơn nữa, đây cũng là một trong số ít cơ sở y tế tại TP.HCM đầy đủ thuốc điều trị, máy móc tân tiến liên tục được nhập về ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn…

Mụn ẩn ở má không xuất hiện trên bề mặt mà nằm sâu ở lớp dưới da gây khó khăn trong việc nặn mụn và có thể để lại sẹo
Mụn ẩn ở má không xuất hiện trên bề mặt mà nằm sâu ở lớp dưới da gây khó khăn trong việc nặn mụn và có thể để lại sẹo

Mụn ẩn ở má không xuất hiện trên bề mặt mà nằm sâu ở lớp dưới da. Việc nặn mụn không lấy sạch nhân mà còn có thể để lại sẹo. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm trước khi tình trạng mụn trở nặng. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Mụn ẩn ở má tuy không gây mụn nghiêm trọng trên da nhưng những nốt sần làm mất thẩm mỹ và khiến bạn tự ti. Vì vậy, thông qua bài này, hy vọng người bị mụn tìm được phương pháp điều trị mụn phù hợp và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng.