Tiêm filler má là gì? Có nên tiêm không? Ưu và nhược điểm

Tiêm filler má là gì? Có nên tiêm không? Ưu và nhược điểm

Tiêm filler má không chỉ khắc phục những khuyết điểm trên gương mặt như: má hóp, gò má cao hoặc không cân đối mà còn giúp tăng độ căng mịn, tạo đường nét trẻ trung. Riêng tại Mỹ, có hơn 3 triệu người lựa chọn tiêm filler má mỗi năm. Vậy tiêm filler má là gì? Có nên tiêm không? Ưu và nhược điểm của phương pháp này ra sao?

tiêm filler má

Tiêm filler má là gì?

Tiêm filler má là thủ thuật đưa chất làm đầy vào vùng má hóp. Phương pháp này giúp nhìn vùng xương gò má có vẻ bớt cao hơn, vùng má hai bên đầy đặn và bầu bĩnh hơn, gương mặt trông trẻ trung hơn. Toàn bộ quy trình tiêm filler má mất khoảng 15 – 30 phút để thực hiện.

Các loại chất làm đầy thường được tiêm vào má gồm: (1)

  • Acid hyaluronic (HA) liên kết chéo: đây là chất làm đầy phổ biến. Acid hyaluronic tự do vốn là 1 chất tự nhiên tồn tại trong da, qua quá trình chiết xuất, điều chỉnh . Các bác sĩ sử dụng HA liên kết chéo để làm đầy vùng thể tích mô mỡ, collagen bị thiếu hụt và giữ cho làn da căng mịn. Thông thường, chất làm đầy HA có thể cho hiệu quả kéo dài khoảng 1 năm.
  • Canxi hydroxylapatite (CaHA): 1 chất tự nhiên tồn tại trong xương. Bác sĩ sử dụng thuốc tiêm CaHA để tạo độ đầy đặn cho gò má và làm phẳng các nếp nhăn sâu. Hiệu quả từ chất làm đầy CaHA thường kéo dài khoảng 15 tháng.
  • Poly-L-lactic acid (PLLA): chất tổng hợp giúp cơ thể tự sản sinh collagen. Bác sĩ thường sử dụng PLLA để điều trị các nếp nhăn sâu trên má. Chất làm đầy PLLA thường cho hiệu quả kéo dài từ 2 năm trở lên.
  • Polymethylmethacrylate (PMMA): những hạt collagen siêu nhỏ giúp 2 má trông săn chắc và đầy đặn. Bác sĩ sử dụng PMMA nhằm định hình cấu trúc khuôn mặt. Hiệu quả từ PMMA có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng cần tiêm lại nhiều lần.

Tác dụng của tiêm filler má

Giảm cân quá mức hoặc quá trình lão hóa có thể khiến gương mặt trở nên gầy gò, hốc hác. Tiêm filler má có thể cải thiện được tình trạng kể trên, cụ thể:

  • Tiêm filler giúp định hình và giảm độ cao xương gò má.
  • Cải thiện má gầy gò.
  • Tạo hình má bầu bĩnh.
  • Giúp gương mặt đầy đặn, cân đối và trẻ trung.
  • Làm đầy nếp nhăn.
  • Tăng thể tích và độ căng vùng má.

Có nên tiêm filler ở má không?

Có! So với các lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật căng da mặt, tiêm filler má mang lại những lợi ích đáng kể như: (2)

  • Khắc phục những nhược điểm: má hóp, gò má cao, 2 má không cân xứng, gương mặt lão hóa, nhiều nếp nhăn,…
  • Giúp da căng bóng, sáng mịn và trẻ trung.
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng, có thể quay lại làm việc, sinh hoạt ngay sau đó.
  • Ít tốn kém hơn so với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn khác.
  • Phương pháp làm đẹp an toàn, rủi ro thấp.
READ  Vì sao môi bé lồi ra ngoài và cách khắc phục?

Chỉ định và chống chỉ định phương pháp tiêm filler má

1. Chỉ định

Tiêm filler má được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Người có sức khỏe tốt.
  • Mong muốn khắc phục những khuyết điểm như gò má hóp, gầy gò, không cân xứng.
  • Người không có tiền sử mắc bệnh mạn tính.

2. Chống chỉ định

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên tiêm filler má. Ngoài ra, những trường hợp sau đây cũng chống chỉ định với phương pháp này:

  • Dị ứng với các chất tổng hợp được tìm thấy trong 1 số chất làm đầy.
  • Người mắc rối loạn máu hoặc thalassemia.
  • Mắc bệnh tự miễn.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng: nhiễm trùng tại vị trí tiêm, áp xe răng, nhiễm trùng tai, mũi hoặc họng.
  • 1 số bệnh ngoài da: viêm da dị ứng, vảy nến, bạch biến, mụn trứng cá,…
  • Lao phổi.
chống chỉ định tiêm filler ở má
Tiêm filler má giúp khắc phục những nhược điểm: má hóp, gò má cao, 2 má không cân xứng, gương mặt lão hóa, nhiều nếp nhăn,…

Tiêm filler má diễn ra như thế nào?

Tiêm filler má là kỹ thuật nội khoa tương đối phức tạp. Phương pháp này đòi hỏi độ chính xác cao về liều lượng chất làm đầy, vị trí và kỹ thuật tiêm. Do đó, bác sĩ thực hiện thủ thuật phải có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Quy trình tiêm filler má gồm các bước sau.

  • Bước 1: tư vấn thủ thuật và quy trình tiêm filler má cho khách hàng.
  • Bước 2: tẩy trang, làm sạch vị trí cần điều trị, chụp hình gương mặt trước điều trị.
  • Bước 3: gây tê bằng tiêm tê tại chỗ.
  • Bước 4: sát khuẩn vị trí cần tiêm bằng bông cồn 70 độ hoặc povidine.
  • Bước 5: bác sĩ tiến hành tiêm filler má.
  • Bước 6: tư vấn cách chăm sóc và phục hồi và theo dõi triệu chứng sau tiêm. Chụp hình ảnh sau điều trị và hẹn ngày tái khám định kỳ để theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị

Tiêm má có nguy hiểm không? Yếu tố rủi ro

Tiêm filler má là kỹ thuật làm đẹp an toàn. Để hạn chế rủi ro, biến chứng không đáng có, thủ thuật này nên được thực hiện ở bệnh viện uy tín, trang thiết bị máy móc hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao. Nếu tiêm filler má ở những cơ sở chưa được cấp phép, chất làm đầy có nguồn gốc không rõ ràng, dễ gây các biến chứng gồm:

  • Dị ứng với chất làm đầy.
  • Nhiễm trùng.
  • Rò rỉ chất làm đầy.
  • Tê liệt.
  • Sưng nề.
  • Tổn thương da hoặc để lại sẹo.

Ở 1 số trường hợp, nếu vô tình tiêm chất làm đầy vào mạch máu, có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như huyết khối lòng mạch, gây tắc mạch, hoại tử mô, mất thị lực, đột quỵ

Ưu và nhược điểm của tiêm filler má

Tương tự những phương pháp thẩm mỹ khác, tiêm filler má cũng có những ưu và nhược điểm sau:

1. Ưu điểm

So với các phương pháp thẩm mỹ khác, ưu điểm của tiêm filler má gồm:

  • Cho hiệu quả tức thì.
  • Chi phí thấp.
  • Ít rủi ro, biến chứng.
  • Quy trình tiêm nhanh chóng, chưa tới 30 phút.
  • Phục hồi nhanh.
READ  Hướng dẫn các bài tập mewing cho mặt lệch đơn giản nhất

2. Nhược điểm

Cũng như các quy trình thẩm mỹ khác, tiêm chất làm đầy má có những nhược điểm như:

  • Gây chảy máu.
  • Bầm tím, đau.
  • Vết sưng tương tự mụn trứng cá.
  • Nổi mề đay.
  • Ngứa, đỏ.
  • Nổi nốt sần.

Một số lưu ý trước và sau khi tiêm má

Dưới đây là 1 số lưu ý sau khi bạn đã quyết định lựa chọn tiêm filler má để khắc phục những khuyết điểm trên gương mặt:

1. Trước khi tiêm

Trước khi tiêm filler má, bạn sẽ được tư vấn, trao đổi về mục tiêu điều trị, gợi ý loại chất làm đầy phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da sẽ trao đổi thêm 1 số điều sau:

  • Bạn có dị ứng với những chất nào không?
  • Tình trạng miễn dịch: chất làm đầy có thể gây biến chứng nếu bạn mắc 1 số bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus, xơ cứng bì, viêm mạch…
  • Tình trạng đường tiêu hóa: triệu chứng sưng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng nhưng rất hiếm.
  • Thuốc và chất bổ sung: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống đông máu và 1 số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím.
  • Các quy trình thẩm mỹ khác: chất làm đầy và các mũi tiêm trước đây có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thủ thuật.
  • Tình trạng da: tránh tiêm chất làm đầy má nếu mắc 1 số bệnh về da hoặc da quá nhạy cảm.
  • Hút thuốc: quá trình lành thương chậm hơn nếu bạn hút thuốc.
  • Cấy ghép: có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu bạn đã cấy ghép tủy xương hoặc ghép tạng.
  • Tiêm chủng: có thể bị sưng do 1 số vắc xin.
  • Trao đổi về các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Chụp ảnh khuôn mặt trước và sau tiêm filler má để lưu hồ sơ y tế.

2. Sau khi tiêm

Sau thủ thuật, bạn sẽ được chườm túi lạnh lên vùng tiêm để giảm đau, sưng. 1 vài ngày sau khi tiêm filler má, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Vết bầm tím.
  • Đau gây khó chịu.
  • Sưng tấy.

Thông thường, sẽ mất vài ngày để thấy 1 số kết quả sau khi thực hiện thủ thuật, thậm chí vài tháng. Theo đó, hiệu quả sau tiêm PLLA có thể mất đến 2 – 3 tuần. Với chất làm đầy PMMA, bạn sẽ phải xoa nhẹ vùng điều trị trong khoảng 5 phút mỗi ngày và từ 1 – 2 tuần.

lưu ý sau tiêm filler má
Tiêm filler má nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản.

Hướng dẫn chăm sóc và hồi phục sau khi tiêm filler má

Vài ngày sau khi kết thúc thủ thuật, bạn nên:

  • Nằm ngửa khi ngủ.
  • Tránh tập thể dục gắng sức trong 24 – 48 giờ.
  • Tránh chạm tay lên mặt. Giữ khuôn mặt sạch sẽ, khô ráo nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rửa mặt bằng nước ấm.
  • Không tạo áp lực lên mặt hoặc trang điểm trong 24 giờ.
  • Không uống rượu trong 24 giờ.

Trong thời gian phục hồi tại nhà, nếu thấy những triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị sớm:

  • Tình trạng 2 má không đối xứng kéo dài hơn 1 tuần.
  • Bầm tím, đỏ hoặc sưng kéo dài hơn 1 tuần.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh.
  • Gọi ngay 115 khi có các triệu chứng sốc phản vệ, khó thở.

Một số câu hỏi liên quan về tiêm filler má

1. Tiêm filler má có đau không?

Có! Thủ thuật tiêm filler má có thể gây đau nhẹ tại chỗ tiêm. Đồng thời xuất hiện 1 vài triệu chứng như sưng, bầm tím nhưng sẽ khỏi sau vài ngày. Kết thúc thủ thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để cải thiện tình trạng này.

READ  Các dáng mũi đẹp cho nam và nữ được yêu chuộng

2. Tiêm filler má có hiệu quả không?

Có! Tiêm filler má là phương pháp thẩm mỹ hiện đại, an toàn, phù hợp với người có nhu cầu làm đẹp và mong muốn cải thiện những khuyết điểm trên khuôn mặt. Tuy nhiên, tiêm filler má chỉ mang lại hiệu quả khi thực hiện ở đúng đối tượng, bệnh viện uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực da liễu – thẩm mỹ da.

3. Tiêm filler má giữ được bao lâu?

12 – 18 tháng! Tùy thuộc vào loại chất làm đầy, tiêm filler má có thể cho kết quả kéo dài 1 năm hoặc hơn! Tác dụng của tiêm filler má tùy thuộc vào loại chất làm đầy, khu vực điều trị và tình trạng sức khỏe. Sản phẩm càng đậm đặc, được tiêm sâu thì hiệu quả kéo dài càng lâu. Bên cạnh đó, để duy trì hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra, điều chỉnh liều lượng, kỹ thuật cần thiết và chỉ định tiêm nhắc lại để đảm bảo kết quả tối ưu.

Acid hyaluronic (HA) được sử dụng phổ biến và thường được khuyên dùng cho người lần đầu sử dụng chất làm đầy. Acid hyaluronic cho hiệu quả kéo dài từ 12 – 18 tháng. Tiêm vào môi hiệu quả kéo dài không lâu bằng tiêm ở mũi và má. Một số chất làm đầy HA, chẳng hạn như Voluma được điều chế để tồn tại lâu hơn nhưng thường chỉ giới hạn ở những vùng nhất định.

4. Tiêm filler má kiêng gì?

Sau tiêm filler má, cần kiêng những điều sau nhằm đảm bảo kết quả điều trị được tối ưu:

  • Tạm thời ngưng dùng các thực phẩm có chứa vitamin E hoặc omega 3: hải sản, bông cải xanh, đu đủ, dầu thực vật,… trong 2 – 3 ngày đầu tiên, vì có thể tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím.
  • Uống nhiều nước, không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà để giúp vết thương mau lành hơn.
  • Hạn chế tập thể dục gắng sức trong 24 giờ.
  • Không nên nằm sấp hay nghiêng vì dễ đè ép lên mặt.
  • Tạm ngưng trang điểm.

Bài viết liên quan: Sau tiêm filler kiêng gì? Trong bao lâu?

5. Tiêm filler má giá bao nhiêu?

Giá tiêm filler má thường tùy thuộc vào cơ sở y tế – nơi bạn lựa chọn thực hiện, loại chất làm đầy, tình trạng sức khỏe, dựa trên những yếu tố đó, bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da sẽ tư vấn liệu trình và chi phí điều trị phù hợp. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên lựa chọn tiêm filler má ở bệnh viện đa khoa, uy tín, đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da có kinh nghiệm, chuyên môn cao.

Tiêm filler má ở đâu tốt?

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có dịch vụ tiêm filler má, môi, cằm,… Khi thực hiện tiêm filler tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bạn sẽ thấy những khác biệt như:

  • Đặt lịch khám nhanh chóng, được lựa chọn bác sĩ.
  • Bác sĩ thực hiện thủ thuật có chuyên môn cao, trình độ CKI, thạc sĩ trở lên, đã được đào tạo bài bản về tiêm filler.
  • Khách hàng được kiểm tra, tư vấn kỹ liệu trình trước và sau khi làm đẹp.
  • Chất làm đầy được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.
  • Chi phí hợp lý.

Để đảm bảo an toàn, hạn chế các biến chứng, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin về tiêm filler má, đồng thời lựa chọn bệnh viện đa khoa uy tín, có chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da, bác sĩ có chuyên môn cao để được tư vấn và lên liệu trình làm đẹp phù hợp. Bên cạnh các phương pháp thẩm mỹ, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt nhằm làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ trung.