Cách xử lý mụn bọc ở mũi hiệu quả nhanh nhất

Cách xử lý mụn bọc ở mũi hiệu quả nhanh nhất

Mụn bọc ở mũi là gì?

Mụn bọc ở mũi là mụn viêm dạng lớn, có biểu hiện ở dạng nốt mụn sưng đỏ, xung quanh vùng mụn thường cứng, nhân mụn chứa nhiều mủ nằm sâu bên trong. So với các loại mụn thường gặp khác, mụn bọc ở mũi gây đau nhức, sưng tấy, mất thẩm mỹ và khó điều trị hơn nhiều. Loại mụn này cũng có thể tiến triển thành thể mụn mủ và gây áp xe trong một vài trường hợp nghiêm trọng.

Trong giai đoạn bị mụn, nếu không chăm sóc cẩn thận đúng cách, mụn có thể bị vỡ và lây lan sang các vùng da khác trên mặt. Các loại mụn bọc khác thường thấy: mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở trán, mụn bọc ở má và mụn bọc không đầu.

Mụn bọc ở mũi là gì?

Mụn bọc ở mũi là gì? (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Banner Tinh chất giảm thâm nám cho da nhờn & hỗn hợp Eucerin Crystal Booster Serum

Để điều trị mụn bọc ở vùng mũi, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây mụn. Mụn bọc ở mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

Mụn bọc ở mũi do rối loạn nội tiết tố

Thanh thiếu niên khi bước vào giai đoạn dậy thì, chị em phụ nữ đang trải qua chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn sinh nở, cơ thể sẽ trải qua sự gia tăng nồng độ hormone, gây mất cân bằng hệ nội tiết. Sự mất cân bằng này làm cho hoạt động của tuyến bã nhờn tăng mạnh, đặc biệt là ở vùng mũi, vị trí có lỗ chân lông lớn, do đó dễ dẫn đến sự hình thành mụn bọc ở mũi, mụn nội tiết.

READ  Top 13 kiểu tóc layer nam đang “làm mưa làm gió” giúp các chàng thăng hạng phong cách

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột cũng gây ra mụn bọc ở mũi (Nguồn: Internet)

Căng thẳng, stress kéo dài gây mụn bọc ở mũi

Áp lực và căng thẳng kéo dài thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn bọc ở mũi. Việc này thường xảy ra hàng ngày và gây biến đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến việc hình thành mụn. Đặc biệt, khi bạn đã thử nhiều phương pháp trị mụn mà không thấy cải thiện, mức độ lo lắng tăng cao có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Căng thẳng và áp lực cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da nhanh chóng.

Vi khuẩn P.Acnes gây nên mụn bọc ở mũi

P.Acnes là loại vi khuẩn gây mụn có khả năng tạo ra một lớp Microcomedone – một cấu trúc không thể quan sát bằng mắt thường nếu chúng không may bị mắc kẹt tại các lớp tế bào giác mạc và bã nhờn. Nếu không được xử lý kịp thời, cấu trúc nhỏ này sẽ phát triển và trở thành mụn bọc.

P.Acnes thường được tìm thấy trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Vì vậy, nếu bạn có thói quen xấu gây mụn như: đưa tay lên sờ mặt, không giữ vệ sinh cho các món vật dụng cá nhân như chăn, gối, khăn lau mặt,… sạch sẽ thì rất dễ khiến mụn bọc ở mũi hình thành.

Nguyên nhân gây nên mụn bọc ở mũi

Nhiều nguyên nhân gây nên mụn bọc ở mũi (Nguồn: Internet)

Mụn mọc ở cánh mũi do vệ sinh da mặt sai cách

Một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc ở mũi xuất hiện mà bạn không ngờ đến đó là áp dụng chu trình skincare chưa đúng cách. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày hoặc rửa quá ít, dùng cách sản phẩm da không đúng theo thứ tự, tẩy trang sai cách,…tất cả đều khiến cho lỗ chân lông bị viêm, là lý do khiến mụn bọc ngày càng phát triển tại mũi và gây ra nhiều vấn đề phiền toái khác.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh

Tình trạng da nhạy cảm dễ nổi mụn dễ xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, các món cay nóng hoặc các chất kích thích khác. Ngược lại, làn da của bạn sẽ trở nên mềm mịn, tươi trẻ nếu bạn bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ ăn uống. Hơn nữa, việc có đủ giấc ngủ và hạn chế thức khuya cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo làn da và ngăn ngừa mụn.

READ  Bỏng ngô bao nhiêu calo? Ăn bỏng ngô có béo không?

Mụn bọc ở mũi bị chai do kích ứng mỹ phẩm

Một số loại mỹ phẩm dưỡng da hiện nay chứa các thành phần độc hại cho da, chẳng hạn như Paraben hay chất tẩy trắng,…Theo đó, nếu sử dụng một cách vô tội vạ các loại sản phẩm này, sức đề kháng của da sẽ ngày càng suy giảm, tạo điều kiện cho các tình trạng kích ứng, khiến mụn bọc ở mũi, mụn ẩn trên trán hình thành.

Lông mọc ngược ở mũi dễ gây mụn bọc

Nếu bạn thường xuyên thực hiện các thao tác tẩy, nhổ hay cạo lông trên mặt, đặc biệt là ở khu vực của lỗ mũi thì dễ khiến tình trạng lông mọc ngược trở lại vào da xảy ra. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến không kém gây mụn bọc ở mũi trên lâm sàng.

Cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà

Dưới đây là những cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà tạm thời để giảm sưng và đau nhức do mụn bọc gây ra mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, những cách xử lý này chỉ áp dụng cho trường hợp mụn bọc nhẹ, bạn vẫn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được tư vấn bởi bác sĩ, chuyên gia da liễu về cách trị mụn bọc ở mũi an toàn, chuẩn khoa học.

1. Dùng đá lạnh xử lý mụn bọc ở mũi

Đây là một cách xử lý mụn bọc ở mũi tạm thời mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng tại nhà. Sử dụng đá lạnh giúp giảm sưng và giảm đau nhức do mụn gây ra, đồng thời se khít lỗ chân lông để ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn.

Khi thực hiện, hãy bọc viên đá lạnh bằng một tấm khăn để tránh làm tổn thương da vì nhiệt độ thấp. Đảm bảo cả khăn và đá đều sạch sẽ. Áp dụng chườm đá lên vùng da bị mụn cho đến khi đá tan, lặp lại quá trình này 2-3 lần mỗi ngày. Việc này sẽ giúp giảm sưng và đau nhức do mụn bọc ở mũi gây ra.

READ  Môi dày có ý nghĩa gì? Môi dày phải làm sao để quyến rủ hơn

2. Trị mụn bọc ở mũi bằng nước cốt chanh

Chanh có tính axit nên có khả năng kháng khuẩn tốt và vitamin C trong chanh giúp làm khô nhân mụn nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh chấm vào nốt mụn bọc khoảng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, do tính axit , nên nếu ra ngoài, bạn nên che chắn kỹ để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

3. Xử lý mụn bọc ở mũi bằng tinh dầu tràm trà

Tràm trà được biết đến là loại thảo dược thiên nhiên có khả năng diệt khuẩn, giúp giảm tổn thương trên da một cách đáng kể do mụn viêm lẫn không viêm gây ra. Để khắc phục mụn bọc ở mũi bằng tràm trà mà không gây kích ứng, bạn nên kết hợp skincare cho da dầu mụn với kem dưỡng ẩm hoặc toner cho da mụn dịu nhẹ rồi massage da mặt nhẹ nhàng.

Khắc phục mụn bọc ở mũi với tinh dầu tràm trà

Tràm trà có khả năng diệt khuẩn, khắc phục mụn bọc hiệu quả (Nguồn: Internet)

4. Thuốc giảm đau, ngừa viêm do mụn bọc ở mũi

Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen Sodium là các loại thuốc giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm mà không cần kê đơn. Các loại thuốc này có thể giúp giảm tình trạng đau nhức, viêm sưng khó chịu do mụn bọc ở mũi gây ra.

Cách trị mụn bọc ở mũi chuẩn khoa học

Đối với những trường hợp mụn bọc ở mũi từ vừa đến nặng, bạn nên áp dụng những cách trị mụn bọc ở mũi an toàn, hiệu quả, chuẩn khoa học do Eucerin tổng hợp dưới đây.

1. Trị mụn bọc ở mũi với Salicylic Acid

Acid Salicylic là một trong những chất hóa học có khả năng loại bỏ mụn bọc ở mũi được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Chất này hoạt động bằng cách thâm nhập vào da để đánh tan các tế bào da chết làm bít tắc lỗ chân lông, từ đó, giảm hiện tượng mụn trên da hiệu quả.

Xử lý mụn bọc ở mũi bằng Axit Salicylic

Sử dụng Axit Salicylic để trị mụn bọc ở mũi (Nguồn: Internet)

2. Cách trị mụn sưng đỏ ở mũi bằng thuốc kháng sinh

Nếu bạn bị mụn bọc ở mũi kéo dài kèm theo tình trạng sưng tấy và mưng mủ thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh. Công dụng chính của các loại kháng sinh chuyên dụng không chỉ giúp loại bỏ mụn tận gốc mà còn làm tiêu sưng, kháng viêm, trị sẹo mụn. Thuốc kháng sinh tồn tại nhiều tác dụng phụ nên bạn cần dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ đã kê.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn đỏ ở má

3. Trị mụn bọc ở mũi bằng BHA/AHA/PHA

BHA/AHA/PHA là các hợp chất thường được tìm thấy trong bảng thành phần của các sản phẩm chăm sóc da mụn bởi những chất hóa học này có khả năng giúp tẩy tế bào chết ở mức độ tương đối nhẹ. Đồng thời, BHA/AHA/PHA còn hỗ trợ điều trị mụn bọc, mụn trứng cá,…giúp làn da trở nên láng mịn hơn.

5. Thoa các sản phẩm Retinoids tại chỗ

Retinoids là tinh chất có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị mụn bọc, mụn trứng cá cũng như làm giảm nguy cơ xuất hiện của sẹo mụn. Khi mới làm quen với các sản phẩm có chứa hợp chất này, bạn nên bắt đầu từ nồng độ thấp. Sau khi nhận thấy không có kích ứng hay mẩn đỏ trên da thì mới từ từ tăng nồng độ để nâng cao hiệu quả