Mụn cám quanh miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Mụn cám quanh miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Mụn cám quanh miệng rất phổ biến, đặc biệt nổi nhiều ở phụ nữ. Mụn cám nổi quanh miệng khiến da sần sùi nên ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nổi mụn cám quanh miệng do đâu? Dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa mụn cám quanh miệng như thế nào? Bài viết dưới đây, thạc sĩ Bác sĩ CKI Phạm Trường An, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp những thắc mắc về mụn cám quanh miệng cho bạn.

mụn cám quanh miệng

Mụn cám quanh miệng là gì?

Mụn cám quanh miệng là những nốt nhỏ li ti xuất hiện khi nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu (bã nhờn) và tế bào chết khiến da sần sùi. Mụn cám thường mọc ở vùng trán mũi, má, lưng, vai, ngực,… đặc biệt nổi nhiều quanh miệng. Loại mụn này có nhân màu vàng đục, trắng hoặc hơi có màu đen. Mụn cám không gây viêm, đau nhức, sưng.

Mụn cám quanh miệng có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, đặc biệt nổi nhiều ở tuổi dậy thì. Phụ nữ mang thai cũng nổi nhiều mụn cám quanh miệng do thay đổi nội tiết tố.

Nguyên nhân gây mụn cám ở mép miệng

Một số nguyên nhân gây nổi mụn cám ở mép miệng, bao gồm:

  • Da mặt tiết nhiều bã nhờn: Khi tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều ở nang lông, da không kịp đào thải hết ra ngoài sẽ gây bít tắc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhân mụn cám hình thành quanh miệng.
  • Gen di truyền: Yếu tố gia đình là một trong những nguyên nhân chính quyết định tình trạng da thuộc nhóm da dầu hay da khô. Vì vậy, bạn cần vệ sinh da đúng cách và dùng mỹ phẩm phù hợp với từng tình trạng da của mình. Đồng thời, bạn cần lưu ý dùng theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da.
  • Nội tiết tố thay đổi: Hormone androgen kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều hơn khiến nang lông tắc nghẽn, nổi mụn cám quanh miệng. Những trường hợp nội tiết tố thay đổi như: (1)
    • Tuổi dậy thì.
    • Thời kỳ hành kinh.
    • Thai kỳ.
    • Mãn kinh.
    • Dùng thuốc tránh thai.
    • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Vệ sinh da không sạch: Vùng da quanh miệng tiếp xúc nhiều vật dụng như quai nón bảo hiểm, điện thoại,… tích tụ nhiều dầu thừa, vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu bạn vệ sinh da không sạch sẽ khiến nang lông bít tắc và tăng nguy cơ nổi mụn cám quanh miệng.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống nhiều món ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… khiến nang lông bít tắc nghiêm trọng hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi gây nổi nhiều mụn cám quanh miệng.
  • Lạm dụng nhiều loại mỹ phẩm: Dùng mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày quá nhiều và không phù hợp với tình trạng da có thể khiến nang lông bít tắc và nổi mụn. Đặc biệt, sáp trong son dưỡng môi thường nhờn nếu bôi quá nhiều và lan ra da có thể làm nang lông tắc nghẽn, gây nổi mụn cám quanh miệng.
  • Tổn thương bề mặt da: Trong quá trình rửa mặt, nếu bạn không vệ sinh da đúng kỹ thuật hoặc dùng lực quá mạnh, chà sát da khiến da tổn thương và nang lông bít tắc, dẫn đến mụn cám quanh miệng.
  • Các nguyên nhân khác: Yếu tố nhiệt độ trong môi trường có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn cám quanh miệng. Trời nắng nóng, độ ẩm cao và khói bụi sẽ làm da liên tục tiết dầu và nổi mụn cám. Ngoài ra, bạn căng thẳng, lo lắng kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ, thức khuya,… cũng làm ảnh hưởng nhịp sinh học của cơ thể, gây nổi mụn cám quanh miệng.
READ  Nên ăn gì để tăng vòng 1?

Dấu hiệu nhận biết mụn cám quanh mép miệng

Một số dấu hiệu nhận biết mụn cám quanh miệng, bao gồm:

  • Mụn có màu vàng, trắng đục, hơi ngả đen.
  • Mụn nổi li ti, sần sùi bề mặt da.
  • Lỗ chân lông to.
  • Mụn không sưng, đau hoặc đỏ.
dấu hiệu mụn cám quanh miệng
Mụn cám quanh miệng có màu vàng, trắng đục, hơi ngả đen.

Mụn cám quanh miệng có tự giảm không?

Có, hầu hết mụn cám nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách có thể tự giảm. Mụn cám quanh miệng tuy ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nhưng thường lành tính. Vì vậy, người bệnh hãy vệ sinh da đúng kỹ thuật, thường xuyên tẩy tế bào chết cho da để giảm bít tắc nang lông và dùng mỹ phẩm phù hợp với da.

Trường hợp da người bệnh vẫn tiết nhiều dầu thừa, nổi mụn cám quanh miệng nhiều, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh HCM để được khám, tư vấn và lên liệu trình điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan: Mụn cám có nên nặn không?

Cách điều trị mụn cám mọc quanh mép miệng

1. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc bôi chứa một số thành phần hỗ trợ điều trị mụn cám ở quanh mép miệng, bao gồm:

  • Niacinamide: Hoạt chất này được nhiều người yêu thích vì độ an toàn và dùng phù hợp với nhiều loại da. Niacinamide có khả năng kháng viêm, hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và điều trị mụn cám quanh miệng hiệu quả.
  • Retinoid: Hoạt chất này thường hỗ trợ điều trị mụn cám từ nhẹ đến trung bình bởi công dụng thoáng chân lông, thúc đẩy quá trình thay tế bào sừng mới và giảm bã nhờn tiết ra. Lưu ý, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không dùng sản phẩm chứa Retinoid.
  • Benzoyl peroxide: Thuốc hỗ trợ điều trị mụn cám với công dụng kháng khuẩn, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Benzoyl peroxide có thể dùng để điều trị trường hợp mụn cám nhẹ đến trung bình.
READ  1 quả bơ bao nhiêu calo? Mẹo chọn bơ tươi ngon và cách ăn bơ để giảm cân hiệu quả hơn
cách trị mụn cám mọc quanh mép miệng
Tiến sĩ bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang khám và lên liệu trình điều trị mụn cám quanh miệng cho người bệnh.

2. Điều trị bằng các phương pháp theo bác sĩ da liễu

Một số phương pháp điều trị theo bác sĩ da liễu, bao gồm:

  • Thuốc uống: Trường hợp mụn cám kết hợp với mụn viêm, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc uống điều trị mụn bao gồm: thuốc kháng sinh, spironolactone, isotretinoin,… Tùy vào cơ địa và tình trạng da từng người, bác sĩ sẽ lên liệu trình điều trị mụn cám quanh miệng khác nhau. Vì vậy, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được thăm khám, tư vấn và điều trị mụn kịp thời.
  • Peel da: Đây là phương pháp thay da sinh học với công dụng điều trị mụn, thâm trên da được nhiều người ưa chuộng. Peel da được thực hiện bằng cách dùng axit tự nhiên tác động trực tiếp lên da giúp loại thải vi khuẩn, bụi bẩn, cặn mỹ phẩm tích tụ sâu trong nang lông và giảm tình trạng nổi mụn cám quanh miệng.

Biện pháp ngăn ngừa mụn cám quanh miệng tái phát

Một số biện pháp giúp bạn ngừa mụn cám quanh miệng, bao gồm: (2)

  • Dùng sữa rửa mặt phù hợp với da đều đặn 1-2 lần/ngày, mỗi sáng và tối.
  • Chăm sóc da đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da.
  • Hạn chế chống tay vào cằm.
  • Hạn chế trang điểm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da quanh miệng sau khi ăn.
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có đường.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế thức khuya.
  • Hạn chế stress, căng thẳng, lo lắng kéo dài.
READ  Tiêm meso căng bóng da mặt là gì? Tác dụng và lưu ý khi tiêm meso
ngăn ngừa mụn cám quanh miệng
Mụn cám quanh miệng tuy ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nhưng thường lành tính.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp cho việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh. Ngoài ra, bệnh viện luôn cập nhật nhiều máy móc, trang thiết bị tân tiến nhất như máy phân tích da A-one Simple, điện di Apollo Duet +EL, Laser Pico, Laser CO2 Fractional, IPL, HIFU, Sofwave Superb, máy hút khói, súng nitơ lỏng, cây lăn kim, bút lăn kim…nhập ở các nước như Anh, Mỹ, Hàn,… để hỗ trợ liệu trình điều trị da cho người bệnh tốt nhất.

Thông qua bài viết này, mong rằng người bệnh sẽ hiểu hơn về mụn cám quanh miệng và biết cách vệ sinh da đúng cách để ngừa mụn. Nếu người bệnh nhận thấy mụn cám quanh miệng nổi nhiều, đừng ngần ngại, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.