Mụn đầu đen ở mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Mụn đầu đen ở mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Mụn đầu đen là những chấm đen nhỏ trên da, phẳng, không sưng đỏ hoặc đau. Loại mụn này thường xuất hiện ở mũi, hình thành do tuyến bã nang lông bị tăng hoạt kết hợp với tế bào chết của da hình thành nên nhân mụn. Khi lỗ chân lông hở, nhân mụn tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa hình thành nên nhân đầu đen. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa mụn đầu đen ở mũi như thế nào?

mụn đầu đen ở mũi

Mục lục bài viết

Mụn đầu đen ở mũi là gì?

Mụn đầu đen ở mũi là mụn trứng cá, nhân mụn hở, không viêm, có sự tiếp xúc giữa nhân mụn với môi trường bên ngoài khi lỗ chân lông hở. Mụn đầu đen hình thành do tế bào chết và bã nhờn dư thừa làm tắc nghẽn nang lông.

Khi lỗ chân lông hở, nhân trứng cá tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra quá trình oxy hóa và chuyển sang màu đen trên bề mặt. Nếu không điều trị kịp thời, có thể khiến mụn lan rộng, to dần, viêm và chuyển dạng thành mụn trứng cá nặng hơn. (1)

Nguyên nhân gây mụn đầu đen trên mũi

1. Đổ mồ hôi quá nhiều

Làm việc, sinh sống ở môi trường có độ ẩm cao dẫn đến đổ nhiều mô hôi, làm tăng sản xuất dầu dẫn đến mụn đầu đen ở mũi.

2. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến nang lông bít tắc và hình thành nhân mụn. Các tế bào chết và bã nhờn thừa, bụi bẩn, vi khuẩn tồn tại lâu ở nang lông dần khô cứng và oxy hoá khi tiếp xúc với không khí, sẽ hình thành mụn đầu đen ở mũi.

3. Không uống đủ nước

Nước giữ độ ẩm cân bằng cho da đồng thời đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể, giúp da sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, nếu bạn uống ít hơn 2 lít mỗi ngày khiến da thiếu độ ẩm, tăng sản xuất dầu thừa và tích tụ bụi bẩn.

4. Di truyền

Ba mẹ bị mụn đầu đen ở mũi thì con cái có nguy cơ cao xuất hiện mụn đầu đen ở mũi.

5. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, làm tăng đột biến lượng bã nhờn sản xuất ra dẫn đến xuất hiện mụn đầu đen ở mũi.Nguyên nhân này chủ yếu do hormone androgen kích hoạt sự tiết bã nhờn ở lứa tuổi dậy thì. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, kỳ kinh nguyệt hoặc dùng thuốc tránh thai sẽ gây mụn đầu đen ở phụ nữ.

6. Thuốc

Một số loại thuốc có chứa estrogen, testosterone, lithium, corticosteroid có thể gây tác dụng phụ dẫn đến hình thành mụn đầu đen ở mũi.

READ  Những dáng lông mày đẹp xuất sắc, luôn gây sốt khiến ai cũng mê đắm

7. Sản phẩm chăm sóc da

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da, không phù hợp, chứa thành phần dễ gây mụn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông.

8. Vệ sinh da mặt sai cách

Không rửa mặt thường xuyên hoặc không tẩy tế bào chết sẽ tạo điều kiện cho tế bào da chết, dầu và vi khuẩn tích tụ trên da và trong lỗ chân lông. Với nam giới, cạo râu hoặc các hoạt động khác làm mở nang lông có thể dẫn đến mụn đầu đen.

9. Căng thẳng

Căng thẳng sẽ kích hoạt tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu đến xuất hiện của mụn đầu đen ở mũi.

10. Hút thuốc

Hút thuốc trong nhiều năm dẫn đến mụn đầu đen ở mũi, do hoạt động của chất hóa học có trong thuốc lá được gọi là nicotine làm thay đổi hoạt động của tuyến bã nhờn.

11. Chế độ ăn uống không khoa học

Một số thực phẩm trong chế độ ăn uống chứa nhiều đường, chất béo, dầu,… có thể đẩy nhanh quá trình tắc nghẽn tuyến bã nang lông dẫn đến mụn đầu đen ở mũi.

Mụn đầu đen ở mũi là những chấm đen nhỏ trên da, không sưng hoặc đau.
Mụn đầu đen ở mũi là những chấm đen nhỏ trên da, không sưng hoặc đau.

Dấu hiệu nhận biết mụn đầu đen ở mũi

Mụn đầu đen ở mũi dễ nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Mũi xuất hiện các nốt màu nâu sẫm hoặc đen.
  • Bề ngoài phẳng hoặc hơi gồ nhẹ.
  • Không triệu chứng.
  • Lỗ chân lông to.

Yếu tố tăng khả năng nổi mụn đầu đen ở mũi

Các yếu tố tăng khả năng nổi mụn đầu đen ở mũi như: (2)

1. Vệ sinh da mặt không khoa học

Lười vệ sinh da mặt hoặc chỉ làm sạch bằng nước, thường xuyên trang điểm nhưng không tẩy trang,… lâu ngày dầu nhờn trên da, bụi bẩn và tồn dư của mỹ phẩm kết hợp lại và mụn đầu đen hình thành.

2. Ăn uống không khoa học

Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu, trà sữa… sẽ tác động không tốt đến da. Chế độ ăn uống không khoa học khiến cho da tăng tiết bã nhờn và hình thành mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm hoặc lưng…

3. Lười uống nước

Nạp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp cho hệ bài tiết hoạt động tốt và mang lại cho làn da khỏe mạnh. Khi lười uống nước, da khô hơn và kích thích sự tiết nhờn để làm ẩm da tự nhiên. Hơn nữa, khi cơ thể mất nước mà không có sự bù đắp sẽ tích tụ độc tố trong thời gian dài dẫn đến mọc mụn đầu đen .

Bài viết liên quan: 7 cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hiệu quả tận gốc dễ áp dụng

4. Lối sống không khoa học

Làn da chỉ đẹp khi đồng hồ sinh học được điều chỉnh hợp lý. Nếu bạn thường xuyên thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc sẽ tác động tiêu cực đến làn da, tăng tốc độ lão hoá da và nổi mụn.

Ngoài ra, khi một người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, sẽ dẫn đến cơ thể mất cân bằng nội tiết. Lâu ngày, hình thành mụn trứng cá hoặc tình trạng mụn đầu đen ở mũi thêm tồi tệ hơn.

Mụn đầu đen ở mũi có chữa dứt điểm được không?

Mụn đầu đen ở mũi rất khó trị dứt điểm được nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ tái phát và có nguy cơ chuyển sang sưng viêm nặng hơn. Do đó, người bệnh khi bị mụn đầu đen nên đến bệnh viện uy tín để điều trị, tránh biến chứng.

Nên làm gì khi mọc mụn đầu đen ở mũi?

Mụn đầu đen không đau, hiếm sưng viêm và có thể điều trị. Do đó, người bệnh khi phát hiện mụn đầu đen ở mũi nên đến bệnh viện để được bác sĩ da liễu chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, tránh biến chứng khi tự ý điều điều trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi điều trị mụn đầu đen tại nhà nếu không hiệu quả, hãy đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp bác sĩ da liễu khi nhận thấy mụn đầu đen ở mũi để bắt đầu điều trị giúp nhanh chóng loại bỏ mụn.

Bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da dùng đèn soi để đánh giá tình trạng mụn đầu đen ở mũi.
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da dùng đèn soi để đánh giá tình trạng mụn đầu đen ở mũi.

Các phương pháp điều trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hiệu quả

1. Rửa mặt 2 lần một ngày và sau khi tập thể thao

Làm sạch da bằng sữa rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và ngăn mụn đầu đen phát sinh. Nên duy trì rửa mặt 2 lần/ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối để da luôn sạch sẽ. Lưu ý, không rửa mặt quá nhiều khiến da bong tróc, kích thích tiết nhiều dầu hơn để bù vào độ ẩm đã mất khi rửa mặt.

READ  Top 5 app chỉnh ảnh đẹp cho người dùng trong năm 2023

Ngoài ra, bạn giặt vỏ gối thường xuyên để ngăn vi khuẩn bám vào da mặt, tránh tình trạng vi khuẩn trên gối sẽ xâm nhập vào da.

2. Loại bỏ mụn đầu đen đúng cách

Để loại bỏ mụn đầu đen cần thực hiện lấy nhân mụn đúng cách mỗi 2 – 4 tuần kết hợp các thuốc thoa nhằm ức chế sự hình thành nhân mụn mới. Các bước như sau:

  • Bước 1: Rửa mặt dưới vòi nước ấm, tốt nhất là xông hơi để giúp lỗ chân lông giãn nở. Ngoài ra, cần rửa tay sạch và sử dụng tăm bông, gạc sạch, đeo găng tay nhựa hoặc cao su (nếu có).
  • Bước 2: Dùng lực nhẹ nhàng ấn xung quanh mụn đầu đen. Không nên ấn quá mạnh sẽ làm da dễ bầm và mụn đầu đen càng khó lấy. Nếu cách này vẫn không loại bỏ mụn được mụn đầu đen, bạn cần cho da thời gian hồi phục trước khi thử lại.
  • Bước 3: Làm sạch lại bằng toner (nước hoa hồng, nước cân bằng da) giúp se khít lỗ chân lông.
  • Bước 4: Thoa kem ức chế hình thành nhân mụn mới mỗi ngày: kem chứa các thành phần giúp dưỡng ẩm, kháng viêm, giảm sừng hóa nang lông, giảm bài tiết bã nhờn và kháng khuẩn.

Ngoài ra, người bệnh nên đến các cơ sở, bệnh viện có chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để lấy nhân mụn, đặc biệt mụn đầu đen sâu, to, chai cứng. Phương pháp loại bỏ mụn đầu đen đóng vai trò giúp các hoạt chất điều trị sau đó như acid salicylic, retinoid… thấm sâu vào lỗ chân lông để đạt hiệu quả điều trị.

3. Dùng miếng dán lột mụn

Với khả năng “kéo” đi các bụi bẩn, lớp dầu bị oxy hóa trên da, mặt nạ lột mụn đầu đen trên mũi giúp loại bỏ mụn đầu đen tạm thời. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp kiểm soát mụn đầu đen ở mũi quá nhiều, không thể điều chỉnh cơ chế tiết dầu trên da để trị tận gốc mũi đầu đen ở mũi.

Để đạt hiệu quả cao, bạn nên xông hơi mặt để giãn nở lỗ chân lông trước khi dán miếng lột mụn, nhằm lấy đi bụi bẩn tạp chất dễ dàng hơn. Ngoài ra, miếng dán lột mụn giúp nhân mụn nhưng làm mất lượng dầu tự nhiên, có thể gây khô và kích ứng da.

4. Tẩy tế bào chết bằng AHA và BHA

AHA và BHA thường có trong các sản phẩm tẩy da chết, với khả năng thẩm thấu vào da tốt, giúp thông thoáng lỗ chân lông để lấy đi mụn đầu đen mà không gây tổn thương cho các tế bào da, cụ thể:

  • Axit glycolic và axit lactic là một dạng của AHA, có nguồn gốc tự nhiên trong sữa, trái cây hoặc đường.
  • Axit salicylic trị mụn là một dạng của BHA, giúp làm sạch lỗ chân lông hiệu quả.

Công dụng tẩy tế bào chết của AHA và BHA có thể khiến da nhạy cảm dễ tổn thương trước tia UVA và UVB. Do đó, đừng quên bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi đi ra ngoài.

Đồng thời, người bệnh không nên tẩy tế bào chết quá nhiều khiến da khô và kích thích da tiết dầu nhiều hơn. Bạn chỉ tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần để kiểm soát tình trạng mụn đầu đen ở mũi.

5. Sử dụng mặt nạ đất sét

Loại mặt nạ đất sét chứa lưu huỳnh có khả năng phá vỡ các lớp da chết, hạn chế mụn đầu đen. Một số trường hợp, lưu huỳnh có thể gây dị ứng nên trước khi sử dụng hãy thử sản phẩm lên một vùng da nhỏ trên cánh tay nhằm đảm bảo da không kích ứng.

6. Tẩy trang vào cuối ngày

Nếu đi ngủ với lớp trang điểm và bụi bẩn trên da sẽ làm da nổi nhiều mụn hơn vì lỗ chân lông đã bít tắc. Do đó, bạn cần tẩy trang trước khi sử dụng sữa rửa mặt để làn da được làm sạch sâu hơn.

7. Các thuốc trị mụn đầu đen không kê đơn (OTC)

Mụn đầu đen ở mũi mức độ nhẹ, trung bình có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi bằng không kê đơn, để giảm lượng dầu thừa và thúc đẩy sự thay đổi tế bào da. Các thuốc trị mụn đầu đen không kê đơn như:

READ  Nám chân sâu là gì: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị

8. Adapalene

Adapalene thuộc nhóm thuốc retinoid, có khả năng tác dụng lên cơ chế của quá trình hình thành mụn, thường được điều trị mụn mức độ nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng…

Khi mới sử dụng, adapalene gel nồng độ 0,1% nên được thoa mỏng xung quanh vùng mũi để xem độ kích ứng và tác dụng phụ khác. Sau đó, bạn có thể tăng dần tới nồng độ 0,3%.

Tác dụng phụ phổ biến của retinoid tại chỗ là kích ứng đỏ nhẹ và châm chích trên da. Do đó, khi bạn sử dụng adapalene, tránh tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nhằm hạn chế kích ứng da.

9. Acid salicylic

Acid salicylic (0,5% đến 2%) là một beta-hydroxy acid (BHA) có sẵn trong một số loại gel, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, miếng dán và mặt nạ trị mụn đầu đen không kê đơn. Loại thuốc không kê đơn này có tác dụng làm bong lớp vảy, sừng và các đặc tính ưa dầu cho phép xâm nhập vào nang lông, giúp giải quyết nhân mụn đầu đen hiệu quả.

Các chế phẩm chứa acid salicylic có nhiều nồng độ khác nhau, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Với vùng mũi, bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp mỗi ngày 1 lần, sau đó tăng dần nồng độ và số lần bôi trong ngày.

10. Benzoyl peroxide (BPO)

BPO có khả năng loại bỏ tế bào chết, bã nhờn, dầu thừa trên da giúp thông thoáng, bớt tắc lỗ chân lông. Do đó, BPO được sử dụng trong điều trị mụn đầu đen, đầu trắng.

Benzoyl peroxide phổ biến ở dạng kem và gel, có nhiều nồng độ khác nhau (2,5% – 10%), liều lượng thoa 2 lần mỗi ngày và có thể kết hợp với hoạt chất khác như retinoid.

11. Acid azelaic

Acid azelaic hoạt động bằng cách loại bỏ da chết, tiêu diệt vi khuẩn và giải phóng nhân mụn. Acid azelaic với nồng độ dao động từ 10% – 12%. Tác dụng phụ không mong muốn của acid azelaic bao gồm ngứa, kích ứng đỏ da hoặc châm chích.

12. Thuốc trị mụn đầu đen cần kê đơn

Thuốc kê đơn giúp kiểm soát mụn đầu đen ở mũi và mang lại hiệu quả cao. Nếu mụn đầu đen dai dẳng, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc phù hợp và lấy nhân mụn.

13. Dưỡng ẩm

Khi da khô hay thiếu ẩm, lượng dầu nhờn sẽ tiết ra nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân thành mụn đầu đen. Do đó, bạn cần chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa silicone, mỏng nhẹ để duy cân bằng độ ẩm, hạn chế mụn đầu đen quay lại.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mụn đầu đen xuất hiện
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mụn đầu đen xuất hiện

Biện pháp ngăn ngừa mụn đầu đen ở mũi

1. Cho tuýp người da khô, thường xuyên bong tróc

Với người da khô, dễ bong tróc cần thực hiện các biện pháp sau để ngừa mụn đầu đen ở mũi:

  • Vệ sinh da mỗi ngày bằng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh khô da.
  • Tẩy tế bào chết để 2 lần/tuần để tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm dành riêng cho da khô.
  • Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước giúp cân bằng độ ẩm cho da.

2. Cho tuýp người da dầu

Người da dầu cần ngừa mụn đầu đen ở mũi bằng cách:

  • Đắp mặt nạ có tác dụng hấp thụ lượng dầu dư thừa trên da, giúp kiểm soát sự hình thành và phát triển mụn đầu đen ở mũi.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide có tác dụng hòa tan bã nhờn và dầu thừa, tránh làm tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng kem dưỡng hoặc serum retinol để dưỡng da mỗi ngày. Bạn kết hợp với thoa kem chống nắng thật tốt để tránh da bắt nắng, kích ứng…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dầu.

Lưu ý chung cho người thường xuyên bị mụn đầu đen

Những người thường xuyên bị mụn đầu đen cần lưu ý các điều sau:

1. Không nên tự ý nặn mụn

Nặn mụn đầu đen sai cách có thể khiến da mẩn đỏ, kích ứng, để lại sẹo. Do đó, người bệnh nên đến bác sĩ để lấy nhân mụn nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho da.

2. Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống hàng ngày nên chứa nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh giúp tránh xa sự hình thành mụn đầu đen. Để trị mụn đầu đen hiệu quả, người bệnh cần thoa các sản phẩm trị mụn và kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nuôi dưỡng làn da sâu từ bên trong.

Một số câu hỏi liên quan

1. Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không?

Không. Tự nặn mụn đầu đen ở mũi không thể loại bỏ hoàn toàn nhân mụn mà còn khiến vi khuẩn, dầu vào sâu bên trong da hơn. Ngoài ra, tự nặn mụn đầu đen sẽ làm mụn to hơn hoặc lan rộng, làm da tổn thương gây viêm, để lại sẹo.

Người bệnh nên đến bệnh viện để điều trị mụn đầu đen ở mũi, nhân viên y tế sẽ có thiết bị chuyên dùng để lấy nhân mụn đầu đen, phòng ngừa tái phát.

2. Mụn đầu đen ở mũi có tự hết không?

Nếu mụn đầu đen ở bề mặt da có nhiều khả năng tự biến mất. Tuy nhiên, một số mụn đầu đen nằm sâu dưới da, ít có khả năng tự biến mất.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong điều trị các loại mụn và nhiều bệnh ngoài da khác như vảy nến, viêm da cơ địa, hắc lào,… cùng nhiều phác đồ, kỹ thuật mới, máy móc nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ mang lại kết quả điều trị hiệu quả.

Mụn đầu đen ở mũi hình thành khi nhân trứng cá tiếp xúc với không khí (lỗ chân lông bị hở) bị oxy hóa, sẫm màu, phẳng hơn mụn nhọt, không đau, sưng viêm. Để điều trị mụn đầu đen hiệu quả, người bệnh không nên tự ý nặn mà cần đến chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm.